Suy giảm hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh nhân trên 45 tuổi nên cân nhắc về cắt amidan. Biến chứng phổ biến thường bao gồm chảy nhiều máu do amidan xơ dính. Người có bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao cũng nên cân nhắc khi thực hiện cắt amidan. Xuất huyết trong và sau khi cắt amidan có thể dẫn đến tử vong. Trong bất kỳ trường hợp nào, người bệnh cũng cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất.
Để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm thì bệnh cần được phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời. Cách chữa viêm amidan hốc mủ phụ thuộc vào từng mức độ, tình trạng của bệnh. Đối với những người mới bị bệnh và mức độ bệnh nhẹ thì có thể sử dụng thuốc để điều trị.
Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định là:
- Thuốc kháng sinh: có tác dụng tiêu diệt, chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
- Thuốc giảm đau: làm dịu các cơn đau rát ở cổ họng cho người bệnh.
- Thuốc chống viêm: giảm tình trạng viêm, sưng amidan.
- Thuốc sát khuẩn súc họng.
- Một số loại khác như thuốc hạ sốt, thuốc ho, thuốc giảm phù nề,… được sử dụng khi người bệnh có các biểu hiện của sốt, ho, phù nề,…
Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng một cách tùy tiện hoặc dùng theo đơn thuốc của người khác để tránh xảy ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Khi sử dụng thuốc nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Amidan hốc mủ thường không quá nghiêm trọng và có thể hồi phục nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, không nên chủ quan bởi vì đôi khi các tổn thương ở amidan hốc mủ, đặc biệt là đối với trẻ em, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng:
- Biến chứng tại chỗ: khi bị viêm, amidan sưng to khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống như là khó nuốt. Ngay cả khi nuốt nước bọt thì cổ họng cũng cảm thấy đau rát. Nếu tình trạng viêm nhiễm lan rộng và xuất hiện các ổ mủ, bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi nói chuyện.
- Biến chứng gần: viêm nhiễm lan rộng sang các cơ quan lân cận khác như tai, mũi, họng, miệng dẫn đến các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa và nặng hơn có thể là ung thư vòm họng.
- Biến chứng toàn thân: bệnh tiến triển nặng sẽ dẫn đến tình trạng bị phù nề mặt, tay chân. Ngoài ra còn có thể gây ra các biến chứng như viêm cầu thận, nhiễm khuẩn máu, viêm khớp, thấp tim. Không chỉ vậy, đôi khi amidan sưng lên quá to có thể gây chèn ép đường thở, gây áp lực lên phổi khiến người bệnh khó thở hoặc ngừng thở.
Phòng ngừa biến chứng viêm amidan hốc mủ
Nhằm hạn chế tối đa khả năng xảy ra các biến chứng trên, bên cạnh việc thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh nên kết hợp với việc chăm sóc điều trị amidan tại nhà. Một số điều cần lưu ý để cải thiện tình trạng cho người bệnh là:
- Giữ gìn vệ sinh: đánh răng và làm sạch vòm họng mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý để ngăn ngừa các bệnh răng miệng.
- Ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt: bạn nên ăn thức ăn lỏng và mềm như súp, cháo, canh… để giảm áp lực lên amidan trong thời gian điều trị, đồng thời cải thiện triệu chứng khó nuốt và đau họng khi ăn. Không nên ăn các loại thức ăn thô cứng, cay nóng để tránh làm tổn thương amidan và xuất huyết ở họng.
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.
- Uống nhiều nước: nên uống nước ấm, hạn chế sử dụng đồ lạnh và uống nước đá. Không uống các loại thức uống có cồn hoặc chứa nhiều axit như nước chanh.
- Hạn chế nói to, không nên la hét vì có thể gây tổn thương amidan, thanh quản và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về họng.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.
- Nên đeo khẩu trang khi làm việc ở môi trường nhiều khói bụi, hóa chất.
Mặc dù bệnh có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên viêm amidan hốc mủ là một bệnh lý không quá nguy hiểm và có thể điều trị khỏi. Điều quan trọng là người bệnh cần phải đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh. Đồng thời, một chế độ chăm sóc và ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ giảm nhẹ tình trạng bệnh cũng như giúp bạn phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!