Thực chất, nếu không nắm rõ được “độ sạch” của nguồn nước thì rủi ro sẽ luôn rình rập, nhất là khi chúng ta để nó lọt vào và tồn đọng trong tai quá lâu. Vì vậy, việc tìm hiểu và chủ động xử lý khi bị nước vào tai là điều hết sức cần thiết để ngăn ngừa hậu quả gây viêm nhiễm trong tai.
Vì sao nước vào tai lại gây ngứa và đau tai?
Khi vô tình để nước lọt vào trong tai, sau đó ít lâu bắt đầu thấy đau, ngứa tai tức là nó đã gây ra hậu quả viêm ống tai ngoài. Ống tai ngoài chạy từ cửa tai tới màng nhĩ, gồm hai phần nối tiếp nhau, phần ống tai sụn ở phía ngoài và ống tai xương ở phía trong. Toàn bộ ống tai được lót phủ bởi da ống tai. Viêm ống tai ngoài, trước tiên là viêm ở phần da này.
Viêm tai ngoài thường thấy ở những người có thói quen bơi lội. Khi bơi, ngụp lặn… khó mà tránh khỏi bị nước lọt vô tai. Nếu nước đọng trong tai không được lấy ra thì da ống tai sẽ bị “ngấm” nước làm suy giảm sức đề kháng, dễ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập gây viêm, nhất là khi bơi lội ở vùng nước bị ô nhiễm. Hơn nữa, khi tai có nút ráy, nước ngấm vào sẽ gây trương nở, bít tắc ống tai. Môi trường ẩm ướt và kém thông thoáng đó sẽ là “mảnh đất màu mỡ” cho vi khuẩn và vi nấm phát triển, gây viêm nhiễm ống tai.
Do đó, khi nước vào tai rồi gây đau, ngứa tai, thậm chí gây tiết dịch từ tai thì không nên chủ quan mà xem nhẹ. Thay vào đó, cần biết cách xử lý kịp thời hoặc đi khám nếu cần thiết để tránh tình trạng viêm tăng nặng, kéo dài, gây biến chứng và ảnh hưởng đến thính lực.
Nước vào tai phải làm sao? Hướng dẫn 8 cách xử lý để tránh viêm nhiễm
Khi nước vào tai và “mắc kẹt” bên trong gây đau, ngứa, khó chịu, bạn nên ưu tiên việc tìm cách giúp nước thoát khỏi tai trước khi đi khám. Sau đây là các mẹo hữu ích, đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà để làm cho nước đang “mắc kẹt” ở trong tai có thể thoát được ra ngoài:
1. Nghiêng đầu để nước thoát khỏi tai

Đây là cách đơn giản và dễ áp dụng nhất cho tất cả mọi người. Khi cảm giác có nước trong tai, bạn chỉ cần nghiêng đầu cho tai bên đó chúc xuống và giữ yên như thế trong vài phút để nước bên trong có thể từ từ chảy ra ngoài.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!