Côn trùng chui vào tai là hiện tượng không quá phổ biến. Tuy nhiên, một số trường hợp như bạn đi cắm trại và ngủ ngoài trời hoặc khi ngủ trên sàn nhà thì nguy cơ côn trùng “đột nhập” vào tai vẫn có thể xảy ra.
Thông tin kiểm chứng bởi: Lan Quan
Côn trùng chui vào tai là hiện tượng không quá phổ biến. Tuy nhiên, một số trường hợp như bạn đi cắm trại và ngủ ngoài trời hoặc khi ngủ trên sàn nhà thì nguy cơ côn trùng “đột nhập” vào tai vẫn có thể xảy ra.
Thông thường, côn trùng có thể chết sau khi chui vào tai của bạn. Mặc dù vậy, đôi khi côn trùng vẫn có thể còn sống và cố gắng chui ra khỏi tai. Điều này có thể gây khó chịu, ù tai, nghe kém và đau đớn bên trong tai. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần biết cách loại bỏ côn trùng khỏi tai càng nhanh càng tốt. Nếu không thể làm điều này tại nhà, bạn cần đi khám để được bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ xử lý nhé!
Nếu côn trùng chui vào tai và vẫn còn sống, bạn có thể nghe thấy tiếng vo ve và cảm nhận được sự chuyển động của chúng bên trong tai. Tùy thuộc vào những gì côn trùng gây ra bên trong tai, chẳng hạn như đục lỗ hay cắn, mà bạn có thể cảm thấy ngứa, đau và kích ứng.
Về cơ bản, các mô của ống tai và màng nhĩ được chi phối bởi các dây thần kinh sọ. Vì vậy, bất kỳ kích ứng hoặc chấn thương nào xảy ra bên trong tai đều có thể gây khó chịu và tiềm ẩn rủi ro. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bạn cần lưu ý bao gồm sưng tấy, đỏ, có máu hoặc mủ chảy ra từ tai, mất thính lực.
Thông thường, người lớn có thể dễ dàng nhận ra việc có côn trùng xâm nhập vào tai qua tiếng vo ve, sự chuyển động của côn trùng. Tuy nhiên, trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này có thể không xác định được nguyên nhân và nói cho bạn hiểu. Vì vậy, ba mẹ hoặc người lớn cần lưu ý rằng nếu thấy trẻ cố xoa, dụi hoặc gãi hay kéo một bên tai, đây có thể là dấu hiệu cho thấy có côn trùng chui vào tai của trẻ.
Khi nhận ra có côn trùng chui vào tai, điều quan trọng trước hết là bạn cần giữ được bình tĩnh. Trong hầu hết trường hợp, bạn có thể chọn cách loại bỏ côn trùng khỏi tai ngay tại nhà theo cách được khuyến nghị sau đây:
Đầu tiên, bạn nên tắt hết đèn trong phòng hoặc đến một chỗ tối trong nhà. Sau đó, dùng đèn pin chiếu vào ống tai. Điều này nhằm giúp côn trùng thấy ánh sáng và chui ra ngoài.
Nếu cách 1 không hiệu quả và côn trùng vẫn “cố thủ” bên trong tai. Bạn có thể làm theo các bước sau:
Lưu ý rằng khi bạn xử lý tình trạng côn trùng chui vào tai ở nhà, tuyệt đối không sử dụng tăm bông hoặc bất kỳ dụng cụ ngoáy móc nào. Bởi vì hoạt động này sẽ vô tình đẩy côn trùng vào bên trong tai sâu hơn và có thể gây tổn thương đến màng nhĩ. Bên cạnh đó, nếu không chắc dị vật mắc kẹt bên trong tai là côn trùng thì bạn không nên đổ nước vào ống tai. Nếu dị vật đó là một hạt đậu hay một vật có khả năng trương nỏ khi gặp nước, việc đổ nước có thể khiến dị vật phồng lên và nguy hiểm cho tai.
Hậu quả nghiêm trọng nhất khi côn trùng xâm nhập vào tai là bạn có thể bị thủng màng nhĩ. Nếu vấn đề này xảy ra, bạn có thể cảm thấy đau, bị chảy máu và mất thính lực bên tai bị ảnh hưởng. Vì vậy, để tránh những rủi ro này thì việc loại bỏ côn trùng khỏi tai nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Trong những trường hợp sau đây, bạn có thể cần đi khám ngay lập tức để được bác sĩ xử lý nhanh chóng, an toàn:
Trên thực tế, bạn gần như không thể kiểm soát và phòng ngừa được nguy cơ côn trùng chui vào tai. Điều cần thiết bạn có thể làm là đảm bảo nơi ở sạch sẽ, nếu tham gia các hoạt động ngoài trời thì cần dựng lều kín, bôi thuốc chống côn trùng hoặc dùng bịt tai để bảo vệ. Song song đó, lưu ý đến các dấu hiệu có côn trùng mắc kẹt trong tai cũng rất quan trọng để có thể xử lý hoặc đến bệnh viện điều trị kịp thời.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Thông tin kiểm chứng bởi:
Lan Quan
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!