Đau ở hàm, có thể lan xuống cổ Đau ở một hoặc cả 2 khớp Đau đầu kinh niên Đau mặt Nghe được các âm thanh lạ khi cử động hàm Trong một số trường hợp, TMD sẽ gây ra đau họng kèm đau tai, khó chịu và ù tai.
9. Nhiễm trùng răng hoặc áp xe
Áp xe răng là sự hình thành của các túi mủ ở các bộ phận khác nhau của răng do nhiễm khuẩn. Áp xe răng thường gây ra các cơn đau dữ dội quanh khu vực hàm và lan đến tai. Ngoài ra, áp xe răng cũng có khả năng khiến các hạch bạch huyết ở cổ bị sưng và đau.
Các triệu chứng khác của tình trạng áp xe răng bao gồm:
- Nhạy cảm với đồ nóng hoặc lạnh
- Có cảm giác đau khi nhai và nuốt
- Tình trạng sưng ở má hoặc mặt
- Sốt
Chẩn đoán tình trạng đau họng và đau tai

Để chẩn đoán tình trạng đau họng đau tai, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh sử và khám sức khỏe tổng quát. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ khám tai và cổ họng để quan sát xem có dấu hiệu của nhiễm trùng và sưng hạch hay không.
Nếu nghi ngờ bạn bị viêm họng liên cầu khuẩn, bác sĩ có thể lấy mẫu bệnh phẩm ở cuống họng của bạn để kiểm tra loại vi khuẩn gây bệnh.
Một số xét nghiệm khác sẽ được thực hiện để chẩn đoán nguyên nhân gây đau họng đau tai, chẳng hạn như:
- Xét nghiệm máu
- Nội soi mũi họng nhằm kiểm tra bên trong mũi và cổ họng
- Đo nhĩ lượng để kiểm tra tai giữa
- Nội soi thanh quản để kiểm tra các vấn đề tại thanh quản
- Nuốt bari để kiểm tra trào ngược axit.
Điều trị tình trạng đau họng đau tai
Tình trạng đau họng kèm đau tai được điều trị như thế nào? Theo các chuyên gia sức khỏe, đau họng đau tai có thể được điều trị bằng các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc điều trị bằng phương pháp y tế. Phương pháp điều trị sẽ được lựa chọn dựa trên triệu chứng của bệnh.
1. Các biện pháp khắc phục tại nhà
Việc dành thời gian để nghỉ ngơi và uống nhiều nước là những cách khắc phục đơn giản và hiệu quả nếu bạn bị đau họng đau tai do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng ở cổ họng, xoang và tai.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thử áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà sau:
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp làm ẩm không khí, từ đó giúp giữ ẩm cho cổ họng và mũi
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC)
- Dùng viên ngậm trị viêm họng OTC hoặc thuốc trị viêm họng dạng xịt
- Dùng thuốc kháng histamine OTC
- Súc miệng bằng nước muối
- Ngậm đá hoặc ăn kem khi bị đau và viêm họng
- Nhỏ một vài giọt dầu ô liu ấm vào trong tai
- Sử dụng thuốc kháng axit hoặc phương pháp điều trị dùng thuốc không kê đơn (OTC) nếu bị trào ngược dạ dày thực quản.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!