Thông thường, khi nhiễm trùng cứ tái đi tái lại, tạo nang hoặc đã có hình thành ổ mủ thì phẫu thuật để lấy bỏ đường rò là cần thiết. Thời điểm tốt nhất để “ra tay” là khi nhiễm trùng đã được khống chế bằng thuốc. Sau khi gây tê hoặc gây mê, toàn bộ đường rò sẽ được nhuộm để đánh dấu bằng xanh methylen. Đường rạch da hình ê líp quanh bờ của lỗ rò sẽ được thực hiện một cách thẩm mỹ, sau đó, theo những dấu chỉ thị màu, đường rò được bóc tách và lấy hết tới tận điểm bám sâu ở màng sụn và sụn xoăn. Khi tất cả các ngóc ngách của đường rò được loại bỏ thì khả năng tái phát sẽ không còn. Vì đường mổ nhỏ và thẩm mỹ nên sẹo sẽ nhỏ và khó thấy.
Phòng ngừa nhiễm trùng lỗ rò luân nhĩ như thế nào?

Rò luân nhĩ không nguy hiểm, trừ khi nó bị nhiễm trùng. Vậy nên, để tránh nhiễm trùng cần chú ý:
- Không được bóp hay nặn lỗ rò.
- Không cố dùng tăm bông cũng như que thông đưa sâu vào đường rò.
- Giữ gìn, làm vệ sinh tai và vùng lỗ rò luân nhĩ hằng ngày. Đơn giản nhất là dùng nước muối sinh lý để vệ sinh.
- Nếu có dịch nhầy tiết ra, nên dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để lau một cách nhẹ nhàng.
Trong trường hợp dịch chảy ra từ lỗ rò có dấu hiệu viêm nhiễm, nặng mùi, xung quanh miệng lỗ viêm tấy đó, sưng phồng phía dưới, đau nhức thì phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng tái phát cũng như hạn chế biến chứng.
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã tìm được cho mình lời giải đáp cho những “lăn tăn” về cái lỗ rò “nhỏ nhắn, xinh xinh” ấy. Bất chấp những quan niệm về tướng số hoặc phong thủy gì gì đó, lỗ rò luân nhĩ hoặc “má lúm đồng xu” cho dù có “duyên” thì nó vẫn luôn là một “dị tật bẩm sinh” và không phải lúc nào lỗ rò đó cũng “hiền”. Cho nên, cần phải “chăm chút, nâng niu” nó, đừng để nó “kém tắm” mà “giận dỗi” gây phiền toái.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!