
Bạc hà vừa là cây gia vị vừa là cây thuốc Nam quý, cây có dạng thân thảo, sống lâu năm, được sử dụng phổ biến của nhân dân ta. Bạc hà còn có tên gọi khác là anh sinh, bạt đài, băng hầu úy, đông đô, kê tô, thạch bạc hà, liên tiền thảo, nam bạc hà, phiên hà, bạc hà diệp, tô bạc hà. Tên khoa học: Mentha arvensis Lin. Họ: Hoa môi (Lamiaceae).
Trong bạc hà có: Menthol, Menthone, Menthyl Acetate, Camphene, Limonene, Isomenthone, Pinene, Menthenone, Rosmarinic acid, d-Neomenthol, Ethyl – n – Amylketone, Piperitone, Piperitenone, Pulegone. Hoạt chất chủ yếu trong bạc hà là tinh dầu bạc hà do vậy lá bạc hà thơm nhẹ, tính mát và có tác dụng giúp long đờm, kháng khuẩn, thông mũi và giảm đau rát cổ họng. Trong Đông y, lá bạc hà là dược liệu có vị cay, tính mát, không độc, vào kinh Phế, Can tác dụng phát hãn, trừ phong nhiệt, thanh đầu, thanh mắt, sơ uất khí ở Can. Trị cảm phong nhiệt, bệnh thời tiết nóng sốt không ra mồ hôi, mắt đỏ, răng đau, họng đau do phong hỏa, ban sởi không mọc ra được.
Bạn có thể dùng lá bạc hà để trị viêm họng theo các cách sau:
Cách 1:
- Lá bạc hà rửa sạch rồi nhai trực tiếp hoặc xay nhuyễn/giã nát, pha với nước ấm để uống hằng ngày.
Cách 2:
- Nấu đường phèn với nước cho đến khi đường tan thì cho thêm lá bạc hà đã rửa sạch vào đun tiếp.
- Khi nước đã chuyển sang xanh thì cho thêm nước cốt chanh vào đun cho tới khi hỗn hợp sệt.
- Sau khi hỗn hợp nguội, bạn có thể cho vào lọ thủy tinh để dùng dần.
Lưu ý
- Lá bạc hà không phù hợp với người có thể tạng gầy yếu, suy nhược, đang bị ngứa, táo bón, huyết áp cao.
- Ngoài ra tinh dầu bạc hà không nên dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.
- Uống nhiều hoặc uống lâu ngày sẽ bị lạnh người; âm hư gây ra sốt, ho, tự ra mồ hôi: không dùng
2.8. Lá chua me đất
Cây chua me đất là thực vật mọc hoang thường được tận dụng làm thuốc, có 2 loại là chua me đất hoa vàng và chua me đất hoa đỏ. Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến cây chua me đất hoa vàng có tác dụng điều trị viêm họng. Còn chua me đất hoa đỏ thường biết đến với tác dụng thanh nhiệt lợi niệu.
Chua me đất hoa vàng hay còn gọi là chua me ba chìa, toan tương thảo, me đất, sỏm hém ( người Tày), mía pióp (người Dao), tên khoa học là Oxalis corniculata L. Họ: Oxalidaceae. Đây là cây thảo sống nhiều năm, mọc bò sát đất, thân mảnh, thường có màu đỏ nhạt, hơi có lông.
Theo y học cổ truyền, chua me đất có vị chua, tính mát, không độc, có tác dụng giải nhiệt, kháng sinh, tiêu viêm, làm dịu, làm hạ huyết áp và lợi tiêu hóa, giảm nhẹ tình trạng sốt, ho khan, ho có đờm do cảm lạnh, cúm và viêm họng. Ngoài ra loại dược liệu này còn rất giàu vitamin C nên có tác dụng tăng cường miễn dịch và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Các cách dùng lá chua me đất chữa viêm họng như sau:
Cách 1:
- Rửa sạch khoảng 50g lá chua me đất.
- Để ráo rồi nhai trực tiếp với 1 ít muối hạt. Bạn có thể thực hiện phương pháp này 3 – 4 lần/ngày.
Cách 2: Hấp cách thủy 100g lá chua me đất với vài viên đường phèn, uống 2 – 3 lần trước bữa ăn. Phương pháp này không những giúp cải thiện chứng viêm họng và còn giúp bạn giảm ho khan và ho có đờm.
Lưu ý
Toàn cây chua me đất chứa nhiều axit oxalic, do đó dùng dài ngày cần thận trọng vì có nguy cơ gây bệnh sỏi thận cho nên người đã có sỏi thận không nên ăn.
2.9. Cỏ lưỡi mèo: Lá cây trị viêm họng, giảm sưng
Cỏ lưỡi mèo còn có tên gọi khác cỏ chỉ thiên, địa đảm đầu, địa đảm thảo, khổ địa đảm. Tên khoa học: Elephantopus scaber L. Họ: cúc – Asteraceae. Đây là loại cỏ mọc hoang khắp nơi, sống dai, thân cao chừng 20-50cm, nhiều cành, gần như không có lá, cả cây có lông. Theo y học cổ truyền, cỏ lưỡi mèo có vị đắng, tính mát; quy vào 3 kinh phế, tỳ và can. Tác dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khoan trung hạ khí, lợi tiểu, tiêu thũng. Chủ trị: Cảm sốt, ho, họng sưng đau, đau mắt đỏ, chảy máu mũi, ỉa chảy, vàng da, viêm thận phù thũng, ung nhọt, rắn cắn. Vậy nên, loại dược liệu này thường được dùng để giảm nhẹ các triệu chứng như sốt, cảm, ho, tiêu chảy, sưng cổ họng…
Bạn có thể áp dụng cách dùng lá cây trị viêm họng này như sau:
- Dùng 10g cỏ lưỡi mèo sấy khô.
- Hãm với 300 ml nước sôi trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó, bỏ bã, chia nước hãm thành 2 – 3 lần uống trong ngày.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!