Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Rỗng tủy sống là khi trong tủy sống phát triển các khoang hoặc khối u đè lên dây thần kinh. Trong tủy sống và não của bạn có chất dịch lỏng lưu thông để trao đổi chất dinh dưỡng được gọi là dịch não tủy. Khi dịch não tủy này tích lại thành các khoang hoặc u nang trong tủy sống, chúng sẽ lớn dần và đè lên các dây thần kinh nối bộ não với các bộ phận khác trong cơ thể. Bệnh gây huỷ hoại tuỷ. Đôi khi, khối u nang này còn phát triển lên phần thân não.
Bệnh lý thường phát triển chậm qua nhiều tháng. Các triệu chứng có thể dần xuất hiện trong vài tháng hoặc vài năm, đặc biệt là sau một chấn thương nào đó.
Tùy theo vị trí phát triển khối u mà người bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng thường gặp nhất là ho và cảm thấy căng thẳng thường xuyên. Những tổn thương lên dây thần kinh sẽ làm mất khả năng sử dụng tay và chân, đau lưng, đau vai, yếu cơ, teo cơ và mất phản xạ của cơ. Người bệnh có thể không cảm nhận được đau đớn hoặc phát hiện nóng lạnh, đặc biệt là ở bàn tay.
Các triệu chứng khác có thể gặp là đau và cứng gáy, vai, cổ, cánh tay và chân. Hơn nữa, các vấn đề về bài tiết (đại tiện và tiểu tiện) sẽ xuất hiện. Ngoài ra, bạn còn có thể có cảm giác như kim chích đi từ thân xuống chân.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bệnh rỗng tủy sống nếu để lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến dây thần kinh và làm mất khả năng hoạt động. Bạn nên gọi bác sĩ nếu bạn:
Nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ, nhưng bệnh có thể do lưu thông dịch não tuỷ bị tắc nghẽn hoặc bị rối loạn. Điều này tạo nên khoang bất thường chứa đầy dịch ở tủy sống.
Một số bệnh hư viêm màng não hay chảy máu (xuất huyết) cũng có khả năng làm tắc nghẽn dịch não tuỷ.
Ngoài ra, bất thường bẩm sinh gọi là dị dạng Chiari và các chấn thương trong bẩm sinh làm tăng nguy cơ của bệnh rỗng tuỷ sống. Các khoang, khối u nang có thể tạo thành trễ hơn về sau do chấn thương hoặc u não, u tuỷ sống. Một số hiếm trường hợp bệnh rỗng tuỷ sống là do di truyền.
Rỗng tủy sống ảnh hưởng 8/100.000 người. Bệnh thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Độ tuổi trung bình mà các triệu chứng thường xuất hiện là từ 25 đến 40 tuổi. Trong một số trường hợp hiếm, bệnh có thể xảy ra với những người có người thân bị rỗng tủy sống.
Các yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh rỗng tủy sống là:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Để chẩn đoán bệnh rỗng tuỷ sống, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc hỏi về bệnh sử của bạn và khám lâm sàng toàn diện. Trong một vài trường hợp, bệnh rỗng tuỷ sống có thể được phát hiện tình cờ trong khi khám cột sống.
Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh rỗng tuỷ sống, bạn có khả năng sẽ được làm các xét nghiệm:
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, tuổi cũng như các triệu chứng. Đa số trường hợp bệnh cần đến phẫu thuật. Nếu không được phẫu thuật, bệnh rỗng tuỷ sống thường dẫn đến yếu tay và chân từ từ, mất cảm giác bàn tay, đau, yếu mãn tính. Phẫu thuật thường sẽ làm ngưng diễn tiến của bệnh nhưng không cải thiện các triệu chứng thần kinh có sẵn. Nếu bệnh rỗng tuỷ sống tái phát sau phẫu thuật thì có thể cần phải phẫu thuật thêm. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công không được đảm bảo 100%.
Bệnh nhân khống có triệu chứng có thể không cần điều trị. Người già, những người không đủ sức khỏe có thể chỉ cần theo dõi chặt chẽ thay vì phẫu thuật.
Vì bệnh có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ thần kinh, bạn có thể theo những lời khuyên sau để hạn chế diễn tiếng của bệnh:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Sử dụng công cụ này để kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang ở mức cân nặng hợp lý hay không. Bạn cũng có thể kiểm tra chỉ số BMI của trẻ tại đây.
Nam
Nữ
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!