backup og meta

Phương pháp hỗ trợ phục hồi tiền đình, giảm chóng mặt buồn nôn

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

Phương pháp hỗ trợ phục hồi tiền đình, giảm chóng mặt buồn nôn

Hệ thống tiền đình có nhiệm vụ giúp bạn đi, đứng và di chuyển xung quanh mà không bị ngã. Vì thế, khi hệ thống này bị rối loạn chức năng, bạn có thể gặp phải các triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như chóng mặt và dễ bị té ngã [6]. Vậy nếu rơi vào tình huống này, đâu sẽ là cách để phục hồi hệ thống tiền đình hiệu quả để lấy lại cân bằng và giảm các triệu chứng khó chịu?

Thông thường, tình trạng rối loạn tiền đình sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề xuất các phương pháp hỗ trợ điều trị phục hồi tiền đình để làm giảm chóng mặt và những triệu chứng khó chịu khác [6]. Theo dõi tiếp những thông tin sau để biết các phương pháp phục hồi tiền đình này là gì nhé! 

Tiền đình là gì? Chức năng của tiền đình [7], [8]

Tiền đình là hệ thống gồm nhiều bộ phận khác nhau nằm ở tai trong và não có chức năng xử lý thông tin liên quan đến việc kiểm soát thăng bằng và chuyển động của mắt. Trong đó, “thành phần” chính của hệ thống tiền đình “tọa lạc” tại tai trong, trong một hệ thống phức tạp được gọi là mê đạo. Mê đạo được cấu thành từ nhiều bộ phận gồm các ống bán khuyên, phần tiền đình thực sự (soan nang và cầu nang) và trong các bộ phận này sẽ chứa các thụ thể. Các thụ thể này sẽ truyền thông tin về tiểu não thông qua dây thần kinh tiền đình ốc tai đến tiểu não và nhân tiền đình để từ đó, thông tin được chuyển sang các bộ phận khác như cơ mắt, vỏ não… [7], [8].

Do chịu trách nhiệm về việc kiểm soát thăng bằng của cơ thể nên nếu vì một lý do nào đó (chẳng hạn như bệnh tật, chấn thương) gây ảnh hưởng đến chức năng hay tổn thương hệ thống tiền đình thì bạn có thể gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, mất thăng bằng. Điều này không chỉ gây khó chịu, làm tăng nguy cơ té ngã mà còn làm ảnh hướng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, việc tìm cách phục hồi tiền đình đóng vai trò rất quan trọng.

Phục hồi tiền đình như thế nào?

phục hồi tiền đình

Để phục hồi tiền đình, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:

Thực hiện các bài tập cân bằng tiền đình [1], [4]

Bài tập cân bằng tiền đình là bài tập luyện sự chuyển động của mắt, chuyển động của phần đầu…, chẳng hạn bạn có thể thực hiện các động tác như cúi đầu xuống nhìn sàn sau đó ngẩng lên nhìn trần nhà; xoay đầu sang trái và phải; thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống… Bài tập này cần phải được tập luyện nhắc lại nhiều lần.

Mục đích tập là để cải thiện khả năng bù trừ của não hoặc trung tâm đối với những chấn thương hoặc bất thường trong hệ thống tiền đình, cũng như dạy cho não tiếp nhận và xử lý thích nghi với những kích thích mới nên cần phải được tập nhắc lại nhiều lần.

Những bài tập này giúp:

  • Rèn luyện chuyển động của mắt, độc lập với đầu
  • Giữ thăng bằng trong các tình huống hàng ngày, đặc biệt chú ý phát triển nhận thức cảm giác các cơ và  khả năng sử dụng mắt
  • Tập luyện các cử động đầu gây chóng mặt, nâng cao khả năng chịu đựng
  • Làm quen với việc di chuyển trong ánh sáng tự nhiên ban ngày và ngay cả trong bóng tối
  • Giúp xây dựng lại sự tự tin trong việc thực hiện các động tác tự phát dễ dàng, thoải mái

Một số lưu ý khi tập:

  • Thực hiện mỗi động tác 20 lần
  • Nên tập luyện chậm rãi và tăng dần tốc độ khi đã quen dần
  • Nếu cảm thấy chóng mặt, bạn vẫn nên tiếp tục tập luyện. Chỉ tạm dừng nếu bạn cảm thấy buồn nôn hoặc đau bụng. Sau khi nghỉ ngơi hết triệu chứng, bạn có thể tiếp tục tập lại với bài tập khác
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập cũng như khi tập luyện với chuyên gia để được hướng dẫn cách thực hiện đúng

Duy trì chế độ ăn giúp hỗ trợ cân bằng tiền đình [2]

Mục đích của việc điều chỉnh chế độ ăn là để cân bằng chất lỏng của tai trong, từ đó góp phần phục hồi tiền đình. Cụ thể, bạn có thể áp dụng một số những nguyên tắc chung sau:

  • Đảm bảo lượng thức ăn tương đương nhau trong mỗi bữa ăn, không bỏ bữa chính và khi cần có thể ăn thêm bữa phụ. Ngoài ra, ăn sáng ngay sau khi thức dậy có thể giúp ổn định hệ thống tiền đình trong ngày
  • Tránh thực phẩm và đồ uống có hàm lượng muối hoặc đường cao. Hãy cẩn thận khi uống nước ép trái cây vì chúng chứa hàm lượng đường rất cao
  • Uống đủ nước hàng ngày. Nên uống thêm nước trước, trong khi tập thể dục và đặc biệt là những ngày nắng nóng. Lưu ý phân lượng nước cơ thể cần làm nhiều lần trong ngày (không uống dồn 1 lần) và mỗi lần uống nên uống từng ngụm nhỏ
  • Tránh thực phẩm và đồ uống có caffeine
  • Hạn chế hoặc bỏ rượu, bia
  • Không hút thuốc lá
  • Kiểm tra với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe trước khi dùng thêm các loại thảo mộc, vitamin và chất bổ sung vì chúng có thể làm cho các triệu chứng nghiêm trọng hơn

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn [3]

phục hồi tiền đình

Việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị rối loạn tiền đình sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào (giai đoạn đầu, cấp tính hay mãn tính). Các lựa chọn điều trị ban đầu có thể bao gồm các phương pháp điều trị triệu chứng, giúp kiểm soát các triệu chứng cấp tính và các triệu chứng liên quan đến hệ thống tiền đình và não (ví dụ chóng mặt và nôn mửa). Một số loại thuốc có thể được dùng là thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamin, thuốc benzodiazepin… 

Trong đó, nhiều loại thuốc giảm chóng mặt, buồn nôn, phục hồi tiền đình hiện là những thuốc không kê đơn có thể được mua dễ dàng tại các nhà thuốc. Cụ thể, bạn có thể điều trị chóng mặt, buồn nôn bằng các loại thuốc chứa Acetyl Leucin, một axit amin mạch nhánh, giúp thúc đẩy bù trừ tiền đình. Qua đó, giúp phục hồi chức năng tiền đình và làm giảm rõ rệt triệu chứng chóng mặt. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn dùng được cho bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng, có thể sử dụng kéo dài và không làm ảnh hưởng đến kết quả của các xét nghiệm thăm dò chức năng. 

Qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những phương pháp hỗ trợ phục hồi tiền đình. Hãy chủ động điều trị, phục hồi tiền đình để cải thiện khả năng cân bằng, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Vestibular (Balance) Exercises https://www.umc.edu/Healthcare/ENT/Patient-Handouts/Adult/Otology/Vestibular_Exercises.html Ngày truy cập: 05/12/2022

2. DIETARY CONSIDERATIONS https://vestibular.org/article/coping-support/living-with-a-vestibular-disorder/dietary-considerations/ Ngày truy cập: 05/12/2022

3. MEDICATION https://vestibular.org/article/diagnosis-treatment/treatments/medication/ 

4. Vestibular Rehabilitation Therapy https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/15298-vestibular-rehabilitation Ngày truy cập: 05/12/2022

5. Treatment for Vestibular Disorders https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4795095/ Ngày truy cập: 05/12/2022

6. Dizziness and Balance https://www.asha.org/public/hearing/dizziness-and-balance/ Ngày truy cập: 05/12/2022

7. ABOUT VESTIBULAR DISORDERS https://vestibular.org/article/what-is-vestibular/about-vestibular-disorders/ Ngày truy cập: 05/12/2022

8. KNOW YOUR BRAIN: VESTIBULAR SYSTEM https://neuroscientificallychallenged.com/posts/know-your-brain-vestibular-system Ngày truy cập: 05/12/2022

Phiên bản hiện tại

26/04/2023

Tác giả: Phối Linh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phan Mỹ Hạnh

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Chóng mặt buồn nôn: Triệu chứng đáng báo động của bệnh gì?

Khi cơn chóng mặt nguy hiểm hơn bạn nghĩ: Những triệu chứng nào đáng chú ý?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Phan Mỹ Hạnh

Thần kinh · Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP HCM


Tác giả: Phối Linh · Ngày cập nhật: 26/04/2023

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo