Các triệu chứng của rối loạn tiền đình có thể cản trở bệnh nhân thực hiện các hoạt động thường ngày như đi đứng, lái xe, làm việc, đi siêu thị hoặc các hoạt động vui chơi giải trí.
Một người mà ngay cả với những hoạt động hàng ngày mà cũng không thể tự chủ và thực hiện được một cách trọn vẹn theo ý muốn của bản thân thì tinh thần có thể sa sút trầm trọng. Đó là chưa kể công việc sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Điều này sẽ tạo cho bệnh nhân cảm giác tự ti, cảm thấy bản thân vô dụng, thất vọng về bản thân và lâu ngày dẫn đến trầm cảm.
Làm sao để sống chung với bệnh rối loạn tiền đình?

Hiểu vấn đề bị rối loạn tiền đình có nguy hiểm không sẽ giúp người bệnh chủ động thực hiện các biện pháp để đối phó với triệu chứng và sống chung với bệnh. Bệnh rối loạn tiền đình ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh về nhiều mặt nên việc tập thích nghi để sống chung với bệnh là điều không hề dễ dàng. Bên cạnh lời khuyên và chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên thực hiện các mẹo sau đây:
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày, khoảng 30 phút mỗi ngày để giúp lưu thông khí huyết.
- Không nên ngồi một chỗ quá lâu, tăng cường vận động để máu huyết lưu thông.
- Không thay đổi tư thế quá nhanh, hạn chế cử động đầu, cổ đột ngột.
- Ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất với nhiều rau củ quả tươi, cá, hạn chế đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Ăn nhạt hơn cũng sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh.
- Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, thư giãn và học cách kiểm soát căng thẳng.
- Nhận thức được tác nhân có thể kích hoạt các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn để hạn chế ở mức tối đa.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định đi du lịch hoặc đi công tác dài ngày để bác sĩ đưa ra lời khuyên đảm bảo an toàn khi di chuyển.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!