Chứng co giật do động kinh gây gián đoạn tạm thời các hoạt động bình thường của não khiến cho các tín hiệu truyền đi bị nhiễu loạn. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Nếu không được điều trị, bạn có thể mắc các biến chứng nghiêm trọng.
Chứng co giật do động kinh gây gián đoạn tạm thời các hoạt động bình thường của não khiến cho các tín hiệu truyền đi bị nhiễu loạn. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Nếu không được điều trị, bạn có thể mắc các biến chứng nghiêm trọng.
Chứng co giật do động kinh là chứng rối loạn thần kinh do các hoạt động bất thường của tế bào thần kinh trong não gây nên. Ước tính khoảng 50 triệu người mắc chứng co giật trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, co giật do động kinh xếp thứ tư trong những bệnh thần kinh thường gặp chỉ sau chứng đau nửa đầu, đột quỵ và bệnh Alzheimer. Dưới đây là những thông tin chi tiết hơn về bệnh động kinh.
Co giật xảy ra khi có sự phóng điện đột ngột và mạnh trong não, còn được gọi là động kinh. Chứng co giật do động kinh gây gián đoạn tạm thời các hoạt động bình thường của não, khiến cho các tín hiệu truyền đi bị nhiễu loạn. Bộ não chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của cơ thể, do đó các hiện tượng xảy ra khi lên cơn co giật thường phụ thuộc vào vị trí xảy ra động kinh trong não cũng như độ lan truyền và tốc độ truyền tín hiệu.
Chứng co giật do động kinh là một rối loạn có thể xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân. Bất cứ yếu tố nào cản trở hoạt động bình thường của tế bào thần kinh như bệnh lý, tổn thương não hoặc não phát triển bất thường đều có thể dẫn đến co giật.
Các yếu tố di truyền bất thường có thể là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến co giật do động kinh. Trong một vài trường hợp, thậm chí các gen cũng có thể kích thích sự phát triển của co giật ở những người không có tiền sử gia đình bị động kinh. Thực tế, có rất nhiều loại gen chỉ đóng vai trò phụ vì chứng co giật thường bị kích thích bởi các yếu tố môi trường bên ngoài. Mặt khác, có nhiều loại co giật được di truyền trong gia đình.
Không chỉ vậy, có nhiều người mắc chứng co giật có loại gen hoạt động bất thường, làm tăng khả năng kháng thuốc của cơ thể. Những người này có thể mang gen bất thường hoặc đột biến có liên quan đến co giật. Sự bất thường trong gen điều khiển tế bào thần kinh di chuyển – một bước quan trọng trong quá trình phát triển não – có thể làm các tế bào thần kinh đến sai khu vực; tạo thành các dạng tế bào bất thường hoặc làm xuất hiện dị sản trong não gây ra động kinh. Điều này lý giải vì sao thuốc chống co giật không có tác dụng với một số người.
Các bác sĩ tin rằng một số người bị chứng co giật do động kinh có sự kích thích dẫn truyền thần kinh ở mức độ cao sẽ làm tăng mức độ hoạt động của các tế bào thần kinh. Ngược lài, một số người có mức độ kích thích dẫn truyền thần kinh thấp bất thường sẽ làm giảm mức độ hoạt động của các tế bào thần kinh trong não. Cả 2 trường hợp trên đều dẫn đến việc các tế bào thần kinh hoạt động quá mức và gây nên chứng co giật.
Trong nhiều trường hợp, co giật là kết quả của việc não bị tổn thương bởi các chứng rối loạn khác do thay đổi các chức năng làm việc bình thường của não, ví dụ như tình trạng giảm cung cấp oxy cho các tế bào não. Trong một số trường hợp, các khối u não, tình trạng nghiện rượu và bệnh Alzheimer có thể dẫn đến động kinh do giảm lượng oxy trong não.
Viêm màng não, AIDS, viêm màng não do virus, nhiễm ký sinh neurocysticercosis não và các bệnh truyền nhiễm khác có thể dẫn đến chứng co giật. Các cơn co giật sẽ ngừng khi bạn điều trị thành công một trong những chứng rối loạn trên. Thêm vào đó, chứng co giật có liên quan đến nhiều chứng rối loạn về phát triển và trao đổi chất như bệnh bại não, u sợi thần kinh, sự phụ thuộc vào pyruvate, xơ cứng củ, hội chứng Landau-Kleffner và bệnh tự kỷ. Động kinh chỉ là một trong những triệu chứng thường thấy của các chứng rối loạn kể trên.
Các nguyên nhân gây ra chứng co giật như:
Bên cạnh các nguyên nhân trên, các cơn co giật xuất hiện còn có thể do tiếp xúc với chì, carbon monoxide, ma túy hoặc sử dụng quá liều thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc có hại khác. Co giật cũng có thể bị kích thích bởi các yếu tố như thiếu ngủ, sử dụng đồ uống có cồn, stress hoặc thay đổi nội tiết tố trong chu kì kinh nguyệt. Hút thuốc cũng có thể kích thích các cơn co giật. Chất nicotine trong thuốc lá tác động lên thụ thể kích thích dẫn truyền thần kinh acetylcholine trong não làm tăng số lượng tế bào thần kinh được bắn ra.
Có một số yếu tố nguy cơ có thể khiến bạn hoặc trẻ bị chứng co giật do động kinh như:
Co giật do động kinh có rất nhiều dạng. Trước khi bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp thì cần phải xác định dạng co giật bạn đang mắc phải. Việc này dựa trên vị trí và cách các cơn co giật xuất hiện. Co giật chia làm 2 loại chính: co giật toàn diện và co giật cục bộ. Co giật toàn diện xuất hiện do sự xung điện qua toàn bộ não bộ. Co giật cục bộ xảy ra thông qua xung điện trong một phần rất nhỏ của não bộ. Phần não bộ xảy ra co giật có khi được gọi là ổ bệnh.
Có 6 loại co giật toàn diện. Loại phổ biến và nguy hiểm nhất là chứng động kinh tổng quát hay còn là co giật grand-mal. Đối với loại co giật này, bệnh nhân sẽ mất ý thức và ngã quỵ. Việc mất ý thức sẽ kéo theo tình trạng căng cứng toàn bộ cơ thể (giai đoạn “co cứng”) trong 30–60 giây, sau đó là trạng thái co giật dữ dội (giai đoạn “co giật”) kéo dài từ 30–60 giây, tiếp đó người bệnh sẽ đi vào trạng thái ngủ sâu (giai đoạn hôn mê sâu sau co giật). Trong lúc xảy ra co giật grand-mal, các chấn thương hoặc tai nạn có thể xảy ra như tự cắn lưỡi, tiểu không tự chủ. 6 loại co giật toàn diện phổ biến nhất bao gồm:
(phạm vi toàn bộ não)
Kết hợp của clonic và tonic
Co giật toàn bộ | Triệu chứng |
Co giật “grand-mal” | Mất ý thức, động kinh, căng cơ |
Co giật vô ý thức | Mất ý thức trong thời gian ngắn (chỉ vài giây), đối với trẻ em thì có thể kéo dài vài ngày |
Cơn giật cơ | Co giật ngắn và nhanh của một cơ hoặc nhóm cơ |
Cơn co giật cơ | Co giật lặp lại nhiều lần |
Cơn co cứng | cứng cơ"}”> Căng cứng cơ |
Cơn mất trương lực cơ | Các cơ bất ngờ bị mất cảm giác có thể kèm theo triệu chứng sụp mí mắt, gật đầu và bệnh nhân có thể làm rơi đồ hoặc dễ bị té ngã |
Co giật cục bộ được chia ra thành co giật đơn giản, phức tạp và các loại co giật cục bộ toàn thể hóa thứ phát. Điểm khác biệt giữa co giật đơn giản và phức tạp là trong quá trình co giật đơn giản bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo nhưng trong lúc co giật phức tạp thì không.
Thùy thái dương đảm nhiệm phần kí ức và chức năng ngôn ngữ. Việc thực hiện phẫu thuật tại phần này có thể gây khó khăn cho việc ghi nhớ, hiểu và giao tiếp.
Bạn vẫn sẽ bị co giật cục bộ vài lần mặc dù đã thực hiện cắt liên kết giữa 2 bán cầu não để ngăn sự lan truyền của các cơn co giật nhưng vẫn không có tác dụng tuyệt đối.
Việc phẫu thuật chữa động kinh có thể làm giảm thị giác của bạn. Thêm vào đó, tình trạng song thị tạm thời đôi khi xuất hiện sau khi thực hiện phẫu thuật ở thùy thái dương. Tình trạng này có thể kéo dài tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào phần não bị phẫu thuật.
Phẫu thuật thùy thái dương có thể ảnh hưởng đến động lực, khả năng tập trung, chú ý cũng như việc kiểm soát xung động, trầm cảm và thay đổi tâm trạng.
Sau khi thực hiện phẫu thuật ở vùng bán cầu não, bạn có thể bị giới hạn khả năng sử dụng một bên của cơ thể.
Rất nhiều chứng rối loạn khác cũng có khả năng tạo nên sự thay đổi trong thái độ và thường nhầm lẫn thành chứng động kinh. Vì vậy sẽ khó để chuẩn đoán tình trạng sức khỏe của bạn cũng như loại co giật hoặc hội chứng động kinh. Rất nhiều loại co giật phản ứng tốt với từng phương pháp điều trị cụ thể.
Việc chuẩn đoán động kinh dựa trên:
Một số câu hỏi quan trọng bác sĩ sẽ hỏi:
Các thí nghiệm sẽ giúp bác sĩ tìm ra những tình trạng khác có khả năng gây ra các hoạt động tương đồng với tình trạng co giật. Các thí nghiệm đó bao gồm:
Chữa trị chứng co giật cũng không quá khó và phức tạp. Việc chữa trị còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây co giật. Các phương pháp chữa trị co giật do động kinh bao gồm:
Bạn sẽ được kê các loại thuốc chống co giật kèm theo chống động kinh. Bác sĩ sẽ kê cho bạn nhiều loại thuốc trong 1 lần khám nhằm kiểm soát tình trạng sức khỏe của bạn hiệu quả hơn.
Có rất nhiều loại thuốc dùng để điều trị co giật như:
Có rất nhiều loại hình phẫu thuật não cho chứng động kinh. Việc lựa chọn dùng phương pháp phẫu thuật nào phụ thuộc vào loại co giật bạn đang gặp phải cũng như nơi xảy ra hiện tượng co giật trong não bạn. Ví dụ như:
Trong quá trình phẫu thuật, khu vực não bộ bị kích thích bởi các cơn co giật sẽ được loại bỏ. Sau khi giải phẫu, ở một số bệnh nhân, chứng co giật không còn tái phát hoặc được kiểm soát và không trở nặng thêm. Tuy nhiên, một vài trường hợp bệnh nhân cần thực hiện thêm vài ca phẫu thuật để điều trị hoàn toàn. Trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện 1 cuộc xét nghiệm toàn diện tiền phẫu thuật. Quá trình này đòi hỏi sự theo dõi cẩn thận và lâu dài qua màn hình EEG cũng như các xét nghiệm khác nhằm tìm ra được vị trí chính xác của các tế bào não bị tổn thương do các cơn co giật. Nó cũng đảm bảo ca phẫu thuật sẽ cải thiện tình trạng co giật của bệnh nhân cũng như không làm ảnh hưởng đến các chức năng thiết yếu khác như ngôn ngữ và trí nhớ của người bệnh.
Phương pháp kích thích dây thần kinh Vagus thường được dùng kết hợp với các phương pháp điều trị động kinh khác. Bác sĩ sẽ đặt một thiết bị điện tử ở dưới vùng da khu vực lồng ngực nhằm truyền tín hiệu kích thích dây thần kinh Vagus nằm ở cổ.
Ketogenic là chế độ ăn những thực phẩm có lượng chất béo cao và lượng carbohydrate thấp. Việc ăn theo chế độ này đòi hỏi sự giám sát nghiêm ngặt lượng thức ăn và đồ uống bạn nạp vào cơ thể. Vì vậy, bạn không tự ý thực hiện chế độ này khi không có sự theo dõi của bác sĩ.
Phương pháp tự điều trị động kinh thường là dùng thuốc kê theo đơn, ngủ đủ giấc, giảm thiểu stress và tránh các nguồn kích thích co giật như ánh sáng mạnh.
Nếu đang mắc phải chứng động kinh, bạn nên tránh tiếp xúc hoặc hạn chế các hoạt động kích thích động kinh diễn ra như thiếu ngủ, ánh sáng từ đèn pin, trò chơi điện tử, sử dụng chất gây nghiện như heroin hoặc cocaine. Những biện pháp trên sẽ phần nào ngăn chặn hoặc giảm thiểu chứng co giật.
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể ngăn chặn co giật do tình trạng lượng đường trong máu thấp bằng cách quan sát theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên để có thể điều chỉnh thích hợp.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!