Cơ bắp cho phép thực hiện các hành vi chạy, nhảy, nâng đỡ vật dụng dưới sự kiểm soát của hệ thần kinh. Ở một số bệnh nhân động kinh, cơ bắp của họ trở nên mềm nhão hoặc căng cứng hơn bình thường.
Bệnh nhân động kinh thường có cơ bắp mềm nhão hoặc căng cứng hơn người bình thường vì bệnh gây ra nhiều tác hại đến hệ cơ bắp của người bệnh.
Ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống xương
Theo Healthline, bản thân bệnh động kinh không gây ảnh hưởng đến xương nhưng thuốc điều trị bệnh có thể làm suy yếu xương của người bệnh. Tình trạng này sẽ gây ra chứng loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương. Đặc biệt là khi bạn té ngã trong lúc co giật.
Thuốc điều trị động kinh khiến bệnh nhân dễ bị loãng xương và gãy xương do té ngã trong lúc co giật.
Tác động đến hệ thống tiêu hóa

Tác hại của bệnh động kinh có thể làm cản trở quá trình di chuyển của thức ăn qua hệ thống tiêu hóa. Tình trạng này gây ra các triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, ói mửa, ngưng thở, khó tiêu, mất kiểm soát ruột…
Động kinh không chỉ là tình trạng rối loạn hoạt động não bộ. Bệnh và thuốc điều trị bệnh có thể gây ra những tác hại không mong muốn lên nhiều hệ cơ quan khác. Thậm chí, nỗi sợ về căn bệnh này có thể khiến bệnh nhân và người nhà luôn lo lắng và sống trong sợ hãi.
Những cách điều trị động kinh sẽ giúp bạn kiểm soát cơn co giật. Bạn sẽ có kết quả điều trị tốt nhất nếu bắt đầu càng sớm càng tốt, ngay sau khi được chẩn đoán bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Nếu bệnh nhân muốn áp dụng cách chữa bệnh động kinh bằng phương pháp tự nhiên, phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu để đảm bảo an toàn.
Trương Phương Đài / HELLO BACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!