- Tuổi tác. Động kinh thường khởi phát ở trẻ em và khi về già nhưng có thể bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ bị bệnh.
- Tiền sử gia đình. Nguy cơ mắc bệnh động kinh của một người sẽ tăng lên nếu trong gia đình có người mắc bệnh này.
- Chấn thương đầu do tai nạn xe hơi hay các va chạm khác là một trong các nguyên nhân động kinh. Để hạn chế nguy cơ này, bạn nên thắt dây an toàn khi ngồi ô tô, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy hay khi đi xe đạp chạy với tốc độ cao.
- Tai biến mạch máu não và các bệnh liên quan đến mạch máu khác làm tổn thương não và khiến rủi ro bị động kinh tăng cao. Trong đó, đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây ra động kinh ở người trên 35 tuổi. Hãy thực hành các thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh; tập thể dục thể thao; tránh hút thuốc lá và hạn chế rượu bia để giảm thiểu những nguy cơ này.
- Chứng mất trí nhớ (sa sút trí tuệ) ở người già.
- Co giật ở trẻ em. Nguy cơ động kinh sẽ tăng cao nếu trẻ em từng bị sốt cao co giật kéo dài hay các vấn đề về thần kinh khác.
4. Bệnh động kinh có di truyền không?
Chắc hẳn qua những thông tin trên về nguyên nhân động kinh, bạn đã có thể phần nào tìm ra được đáp án cho câu hỏi bệnh động kinh có di truyền không. Có thể nói, một phần nguyên nhân của bệnh động kinh là do gen mà bạn thừa hưởng từ bố mẹ hoặc do thay đổi gen trong quá trình hình thành và phát triển của cá thể ảnh hưởng đến hoạt động của não. Theo thống kê, cứ 3 người thì sẽ có 1 người mắc bệnh động kinh khi có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Ngược lại, nếu trong gia đình bạn có người bị mắc bệnh động kinh cũng không có nghĩa là bạn sẽ bị mắc bệnh này. Ngoài ra, một số gen nhất định cũng sẽ làm bạn nhạy cảm hơn với các điều kiện môi trường gây ra cơn động kinh.
5. Điều trị động kinh như thế nào?

Hiện nay, các phương pháp điều trị có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt cơn động kinh. Điều trị động kinh có thể giúp bệnh nhân giảm tần suất các cơn động kinh hoặc cắt hoàn toàn cơn động kinh. Các phương pháp này bao gồm:
- Thuốc chống động kinh.
- Chế độ ăn kiêng ketogenic với nhiều chất béo và ít carbohydrate thường được áp dụng cho một số trẻ bị động kinh.
- Phẫu thuật để loại bỏ một phần nhỏ của não bộ – nơi gây ra cơn động kinh nếu như bệnh chỉ xuất phát từ một vùng duy nhất của não (động kinh cục bộ). Phẫu thuật chủ yếu áp dụng khi vị trí gây ra cơn động kinh nằm ở thùy thái dương của não.
- Kích thích thần kinh phế vị – một thiết bị điện đặt dưới da để gửi tín hiệu lên dây thần kinh lớn ở cổ, kiểm soát các xung thần kinh.
Bạn có thể xem thêm: Bệnh động kinh: 5 điều cần chuẩn bị nếu sống một mình
Trên đây là các thông tin cần biết về động kinh và những nguyên nhân động kinh thường gặp. Hy vọng có thể giúp bạn trang bị thêm kiến thức để phòng ngừa và đối phó với chứng bệnh thần kinh này hiệu quả nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!