Chuẩn bị trước cách ứng phó với cơn co giật sẽ giúp người sống một mình với bệnh động kinh giảm thiểu mức độ nguy hiểm của căn bệnh.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Chuẩn bị trước cách ứng phó với cơn co giật sẽ giúp người sống một mình với bệnh động kinh giảm thiểu mức độ nguy hiểm của căn bệnh.
Thông thường, người mắc bệnh động kinh phải sống chung với ít nhất một người khỏe mạnh để được ứng cứu kịp thời mỗi khi lên cơn co giật. Song nếu trong trường hợp bất khả kháng, bạn phải sống một mình với chứng động kinh, bạn cần chuẩn bị trước những phương án để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Nếu bạn hoặc người thân của bạn buộc phải sống một mình, hãy đảm bảo không gian sống không có yếu tố nào có thể gây nguy hiểm cho người bệnh khi cơn co giật xuất hiện. 5 bước chuẩn bị dưới đây có thể sẽ là thông tin hữu ích cho bạn.
Một kế hoạch sẵn sàng ứng phó với cơn động kinh dán ở nơi dễ nhìn thấy nhất sẽ giúp những người xung quanh bạn biết phải làm gì nếu chứng kiến cơn co giật của bạn.
Những phương án xử lý này nên làm theo hướng dẫn của các tổ chức hoặc chuyên gia sức khỏe liên quan đến căn bệnh này. Kế hoạch phản ứng với cơn co giật đưa ra những lời khuyên quan trọng như cách định vị cơ thể bạn và khi nào nên gọi thêm sự trợ giúp. Điều này sẽ giúp người khác biết được cơn động kinh của bạn sẽ trông như thế nào và họ phải xử lý ra sao.
Như đã nói, bản kế hoạch này nên được dán hoặc đặt ở nơi dễ nhìn thấy nhất. Bạn cũng có thể để sẵn một bản kế hoạch như thế trong túi xách hoặc ba lô của mình để sẵn sàng cho những chuyến đi hoặc di chuyển thường ngày. Sau khi đã hoàn thành bản kế hoạch ứng phó, bạn hãy nhờ bác sĩ kiểm tra. Điều này sẽ làm tăng mức độ chính xác khi xử lý tình huống co giật để đảm bảo an toàn cho bạn.
Những thay đổi nhỏ trong căn nhà hoặc căn phòng của bạn có thể làm giảm đáng kể nguy cơ chấn thương cơ thể trong cơn động kinh. Bạn có thể bọc đệm trên các góc nhọn hoặc loại bỏ bất cứ thứ gì có thể khiến bạn vấp ngã. Dùng thảm chống trượt để lót dưới nền nhà cũng có thể giúp bạn kiểm soát mức độ chấn thương nếu chẳng may bạn bị té ngã.
Ở khu vực nhà vệ sinh, bạn không nên tắm trong bồn tắm. Thay vào đó, bạn chỉ cần tắm bằng vòi sen và tắm thật nhanh chóng.
Cửa trong nhà nên được thiết kế theo cách dễ mở ở cả bên trong lẫn bên ngoài. Điều này sẽ giúp ích cho bạn trong trường hợp có ai đó bên ngoài muốn tiếp cận để giúp đỡ khi bạn bị co giật. Nếu tin tưởng, bạn có thể đưa chìa khóa nhà của mình cho hàng xóm để được trợ giúp trong tình huống khẩn cấp.
Ở mỗi bệnh nhân động kinh, tình trạng co giật và dấu hiệu trước khi xảy ra cơn co giật không giống nhau. Vì thế, bạn hãy để ý dấu hiệu của bản thân để có thể kiểm soát mức độ của cơn co giật khi nó xảy ra. Đó là những thông tin rất có giá trị vì nếu bạn kiểm soát tốt, cơn co giật có thể đi qua rất nhẹ nhàng.
Sốc tâm lý, sử dụng bia, rượu hoặc chất kích thích, thiếu ngủ, sốt, tụt đường huyết là những yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra cơn co giật. Vì thế, bạn cần tránh để bản thân tiếp xúc với những tác nhân này. Bạn có thể thực hiện bằng cách tập thể dục và xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp để giảm thiểu căng thẳng.
Người mắc bệnh động kinh sống một mình cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Các bác sĩ tâm thần cho biết, bệnh nhân động kinh nên được ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên. Nếu phải điều trị bằng thuốc, bạn phải uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Những lúc bình thường, bạn hãy cố gắng làm việc và duy trì các hoạt động xã hội. Tốt nhất là bạn không nên tự lái xe. Thay vào đó, hãy sử dụng phương tiện công cộng mỗi khi di chuyển. Nếu có thể, bạn hãy trang bị cho mình một chiếc vòng tay cảnh báo trường hợp khẩn cấp để những người xung quanh bạn biết bạn đang gặp phải điều gì nếu bị co giật ở nơi công cộng.
Nhiều bệnh nhân động kinh chọn hình thức làm việc ở nhà. Đây cũng có thể là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Nó vừa giúp bạn chủ động trong cuộc sống, vừa có ý nghĩa kết nối bạn với xã hội bên ngoài.
Chủ động thay đổi lối sống của bản thân để “sống chung với bệnh tật” sẽ giúp bạn tiết giảm đáng kể tần suất xảy ra cơn co giật do chứng động kinh. Đồng thời, xây dựng và duy trì lối sống tích cực sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể.
Đeo vòng tay cảnh báo tình huống khẩn cấp sẽ giúp ích cho bạn nếu bạn đang ở bên ngoài. Những lúc bạn ở nhà một mình, có thể bạn sẽ cần yêu cầu giúp đỡ theo những cách khác. Đó là lý do vì sao bạn hãy cân nhắc trang bị một thiết bị báo động chuyên dụng hơn như còi hụ, còi mini…
Ngoài hệ thống báo động, bạn cũng có thể nhờ người thân gọi điện thoại cho bạn hằng ngày. Thêm một cách nữa là bạn có thể sử dụng “ám hiệu” để ra hiệu cho hàng xóm biết bạn đang có dấu hiệu sắp xảy ra cơn co giật. Ám hiệu đó có thể là kéo rèm cửa hoặc thổi còi.
Người sống một mình với chứng động kinh nên tăng cường giao tiếp, kết nối với hàng xóm, người thân và bạn bè. Điều này đảm bảo bạn sẽ có được sự giúp đỡ từ cộng đồng trong những lúc cần thiết.
Có 2 điều quan trọng nhất bạn cần phải nhớ là loại bỏ các yếu tố có thể gây nguy hiểm cho bản thân trong không gian sống. Trang bị hệ thống cảnh báo để có thể gọi trợ giúp bất cứ lúc nào. Nếu biết cách chuẩn bị trước những phương án an toàn cho mình, người mắc bệnh động kinh vẫn có đủ khả năng duy trì một cuộc sống độc lập, an toàn.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!