Sau 48 đến 72 giờ, nếu hết sưng thì chườm nóng vùng bị đau. Không chườm đá hoặc chườm nóng trực tiếp lên da. Đặt một chiếc khăn lên trên túi chườm lạnh hoặc chườm nóng trước khi chườm lên da.
Compression – Nén, ép
Hãy nén hoặc bó cổ chân đang bị đau của bạn lại với băng gạc đàn hồi – giống gạc ACE để giúp làm dịu chứng đau cổ chân. Tránh không bó chân quá chặt vì nó sẽ gây sưng nhiều hơn bên dưới vùng bị ảnh hưởng, đồng thời khiến cho máu không lưu thông được, dẫn đến cổ chân bị tê liệt và ngón chân sẽ đổi sang màu xanh tái. Hãy nới lỏng băng nếu băng quá chặt. Các dấu hiệu cho thấy băng quá chặt bao gồm tê, ngứa ran, tăng cảm giác đau, mát hoặc sưng tấy ở vùng bên dưới băng.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn cần sử dụng băng gạc trong thời gian dài hơn 48 đến 72 giờ và một vấn đề nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện.

Elavation – Nâng cao
Nâng cao vùng bị thương hoặc đau nhức trên gối trong khi chườm đá và bất cứ lúc nào bạn đang ngồi hoặc nằm. Cố gắng giữ vùng đó bằng hoặc cao hơn tim để giảm thiểu sưng tấy.
Nếu có thể, hãy giữ cho cổ chân của bạn nâng cao qua tim để tăng lưu thông máu bằng cách nằm ngửa và đặt cổ chân lên trên một chồng gối hoặc các loại vật dụng hỗ trợ khác như ghế.
Cuối cùng, bạn có thể dùng các loại thuốc không kê toa như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau và sưng. Chúng bao gồm: acetaminophen hoặc ibuprofen.
Chứng đau cổ chân khiến bạn khó chịu cả về thể xác lẫn tinh thần. Cổ chân chấn thương khiến sinh hoạt hàng ngày của bạn cũng bị hạn chế khá nhiều. Chính vì vậy, hãy học cách sơ cứu cho chính mình để bảo vệ sức khỏe bản thân nhé. Hầu hết chấn thương ở cổ chân đều lành bằng các phương pháp RICE điều trị tại nhà. Sau khi hết đau nhức, bạn hãy bắt đầu tập từ từ với các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh, sau đó tăng dần cường độ các bài tập này lên để phục hồi hoàn toàn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!