backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bị đau gót chân trái là bệnh gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 26/06/2023

    Bị đau gót chân trái là bệnh gì?

    Đau gót chân trái có thể xảy ra bên dưới hoặc phía sau gót chân. Vậy, bị đau gót chân trái là bệnh gì và cách điều trị ra sao? Biết nguyên nhân sẽ giúp bạn điều trị triệt để tình trạng này.

    Bị đau gót chân trái là bệnh gì?

    Gót chân là lớp mô mỡ đệm xung quanh xương gót chân, bảo vệ bàn chân khỏi áp lực của trọng lượng cơ thể khi bạn đứng hoặc di chuyển. Vì phải nâng đỡ cơ thể nên tình trạng đau gót chân rất dễ xảy ra.

    Vậy, bị đau gót chân trái là bệnh gì? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gót chân trái bị đau. Phổ biến là:

    đau gót chân trái là bệnh gì?

    Viêm gân gót chân (Viêm gân Achilles)

    Gân Achilles là dải mô sợi nối cơ bắp chân với xương gót chân. Đó là gân dài nhất và khỏe nhất trong cơ thể. Bị chấn thương hoặc di chuyển chân trái nhiều làm viêm gân và dẫn đến tình trạng đau gót chân trái, đặc biệt là ở phía sau gót chân. Nhiều trường hợp hợp gót chân còn bị sưng tấy và cứng.

    Viêm gân Achilles không được điều trị có thể làm cho gân Achilles bị rách hoặc đứt và buộc phải phẫu thuật.

    Đau gót chân trái là bệnh gì? Viêm bao hoạt dịch

    Viêm bao hoạt dịch xảy ra khi các túi chứa đầy chất lỏng trong khớp gót chân bị viêm và sưng lên. Các túi này gọi là bao hoạt dịch, giữ vai trò đệm các khớp, cho phép các khớp trượt lên nhau một cách dễ dàng.

    Bạn có thể có cảm giác bị đỏ, sưng và đau âm ỉ ở gót chân trái. Gót chân mềm và xuất hiện vết bầm tím ở phía sau gót chân. Viêm bao hoạt dịch gây đau gót chân trái thường xảy ra sau khi bạn sử dụng chân trái quá nhiều.

    Bị đau gót chân trái do bệnh Haglund

    Đây là tình trạng viêm và kích ứng mạn tính có thể gây ra cục sưng lớn ở phía sau gót chân trái. Việc mang giày cao gót có thể khiến vết sưng và đau nặng hơn.

    Bệnh Sever 

    Bệnh Sever, hay còn gọi là viêm xương sụn vô khuẩn gót chân, là nguyên nhân thường xuyên gây đau gót chân trái hoặc phải ở trẻ em hiếu động trong khoảng từ 8 đến 14 tuổi. Hoạt động thể thao nhiều có thể làm gia tăng kích thích mảng tăng trưởng ở phía sau của gót chân.

    Chấn thương, gãy xương

    Việc chân trái vô tình dẫm phải vật cứng, sắc nhọn có thể làm bầm lớp đệm mỡ bên dưới gót chân. Bạn có thể không thấy sự đổi màu, nhưng gót chân trái sẽ mềm khi bạn đi bộ. Ngoài ra, việc gãy xương do mỏi có thể gây đau dọc theo phần phía dưới, mặt bên và phía sau của gót chân trái.

    Viêm cân gan chân

    Viêm cân gan chân là nguyên nhân hàng đầu gây đau gót chân trái. Tình trạng này xảy ra khi gân, mô liên kết chạy dọc theo đáy (bề mặt bàn chân) của bàn chân, bị rách hoặc căng ra. Đau gót chân trái và vòm bàn chân có thể trở nên nghiêm trọng khi đi bộ và được cải thiện khi nghỉ ngơi. Bạn có thể khó nhấc ngón chân lên khỏi sàn.

    Gai xương gót chân

    Viêm cân gan chân mạn tính có thể gây ra hiện tượng xương gót chân trái bị xù xì như mọc gai nhọn. Gai gót chân ít khi khiến gót chân bị đau.

    Bạn có thể quan tâm: Đau gót chân là bệnh gì? 11 nguyên nhân gây đau

    Những ai dễ bị đau gót chân trái?

    ai dễ bị đau gót chân trái?

    Bất cứ ai cũng có thể bị đau gót chân trái, tuy nhiên, những đối tượng sau đây thường dễ bị hơn:

    • Nam và nữ ở độ tuổi trung niên từ 40 – 60 tuổi
    • Người thừa cân, béo phì
    • Những người bị viêm khớp bàn chân và mắt cá chân 
    • Người có tật bẩm sinh ở chân như bàn chân bẹt hoặc bàn chân cao
    • Những người hoạt động thể chất nhiều như vận động viên, người thường xuyên chạy bộ, các cầu thủ,…
    • Người thường xuyên sử dụng máy chạy bộ và chạy trên các bề mặt cứng
    • Những người thường xuyên phải đứng trong thời gian dài
    • Trẻ em từ 8 đến 14 tuổi (đặc biệt là trẻ em trai) hiếu động
    • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
    • Người thường xuyên mang giày cao gót hoặc giày có kích thước không phù hợp.

    Điều trị đau gót chân trái tại nhà

    Đau gót chân trái có thể gây khó khăn trong việc đi lại và tham gia các hoạt động hàng ngày. Hầu hết trường hợp đều được cải thiện với phương pháp điều trị không phẫu thuật, nhưng cơ thể bạn cần thời gian để hồi phục.

    Bạn có thể quan tâm: Gợi ý cho bạn 5 bài tập chữa đau gót chân hiệu quả

    Bạn nên áp dụng các mẹo sau đây để giảm đau và nhanh phục hồi:

    điều trị đau gót chân trái tại nhà

    • Nghỉ ngơi và nâng cao gót chân trái khi có thể
    • Chườm túi đá lên gót chân trái mỗi lần tối đa 20 phút sau mỗi 2 đến 3 giờ
    • Đi giày rộng thoải mái với gót thấp và đế mềm
    • Sử dụng lót mềm hoặc miếng lót gót chân trong giày
    • Quấn băng cố định quanh gót chân và mắt cá chân
    • Thử các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng thường xuyên cho gót chân trái
    • Uống paracetamol để giảm đau. Nếu dùng ibuprofen phải lưu ý không dùng trong 48 giờ đầu tiên sau khi bị thương
    • Không đi bộ hoặc đứng trong thời gian dài, đặc biệt là đi chân trần
    • Tránh đi giày cao gót hoặc giày mũi nhọn chật

    Hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám nếu:

    • Đau gót chân trái nghiêm trọng khiến việc đi lại hoặc vận động trở nên khó khăn
    • Cơn đau vẫn không được cải thiện sau khi điều trị tại nhà trong 2 tuần
    • Ngứa ran hoặc mất cảm giác ở bàn chân trái
    • Bàn chân hoặc gót chân bị sưng, viêm hoặc cứng
    • Bị bệnh tiểu đường.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 26/06/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo