backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Thuốc trị tiểu đường khi mang thai: Bảo vệ sức khỏe mẹ bầu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 08/05/2020

    Thuốc trị tiểu đường khi mang thai: Bảo vệ sức khỏe mẹ bầu

    Nếu lo lắng việc dùng thuốc trị tiểu đường khi mang thai sẽ tác động không tốt đến em bé trong bụng thì bạn có thể tạm gác nỗi sợ này lại và hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu vấn đề nhé!

    Việc sử dụng thuốc trị tiểu đường khi mang thai theo hướng dẫn của bác sĩ là điểu cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu cũng như hỗ trợ em bé phát triển một cách tốt nhất cho đến khi chào đời.

    Những loại thuốc trị tiểu đường khi mang thai an toàn

    Bạn có thể không cần phải sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường thai kỳ mà chỉ cần kiểm soát được tình trạng rối loạn đường huyết bằng cách theo sát chế độ ăn và kế hoạch luyện tập đặc biệt. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê thuốc uống hoặc insulin để giúp làm hạ nồng độ đường trong máu.

    Insulin là một loại hormone mà bình thường tụy tiết ra. Loại insulin mà người ta sử dụng để điều trị đái tháo đường gọi là insulin tổng hợp. Việc điều trị bằng insulin nhằm mục đích làm giảm lượng đường trong máu của người bị đái tháo đường thai kỳ bằng với nồng độ đường của phụ nữ bình thường.

    Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách tiêm insulin (được kiểm chứng là an toàn với thai nhi) và bạn sẽ phải tiêm nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng cần có chế độ ăn uống lành mạnh. Để làm được điều này, hãy chú ý đến lượng carbohydrate (như các chất đường, bột) và sử dụng các loại thực phẩm khi ăn vào ít làm thay đổi nồng độ đường trong máu, ví dụ như các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, các loại đậu.

    Làm sao để biết được là bản thân đang sử dụng đúng thuốc?

    thuốc trị tiểu đường khi mang thai

    Insulin là một phương thức điều trị hiệu quả nhưng đòi hỏi phải được theo dõi cẩn thận. Mẹ bầu cần phải làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ đường trong máu ít nhất 4 lần 1 ngày (sử dụng bộ dụng cụ đo đường huyết tại nhà) và ghi chú lại kết quả.

    Bạn cũng cần phải ghi lại lượng insulin mà bạn đã sử dụng. Nhìn chung, nhu cầu dùng insulin của bạn sẽ tăng khi thai kỳ tiếp diễn. Nếu việc điều trị mang lại hiệu quả thì nồng độ đường trong máu sẽ nằm trong giới hạn bình thường. Dù vậy, nồng độ đường huyết có thể thay đổi nhanh chóng trong suốt thai kỳ. Vậy nên nếu như bạn đang có kết quả tốt đi chăng nữa, hãy vẫn tiếp tục kiểm tra nồng độ đường theo lời dặn của bác sĩ.

    Nếu bạn cảm thấy ổn và bác sĩ hài lòng với kết quả kiểm tra đường huyết, bạn có thể an tâm vì việc điều trị đang diễn ra rất tốt.

    Đái tháo đường thai kỳ có thể làm cho thai nhi phát triển hơn mức bình thường, vì vậy bác sĩ có thể sẽ phải kiểm tra tốc độ tăng trưởng của thai. Bạn có thể cần phải làm thêm siêu âm trong tam cá nguyệt thứ 3 để xác định kích thước của bé là bao nhiêu.

    Nếu cần phải sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết, bạn sẽ cần phải làm xét nghiệm non stress test cho thai nhi vào khoảng tuần thứ 32 của thai kỳ. Đây là một loại xét nghiệm an toàn giúp bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu để biết được liệu thai nhi có nhận được đủ máu nuôi qua nhau thai hay không.

    Các phương pháp điều trị thay thế cho việc tiêm insulin

    Ngoài tiêm insulin, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc để điều trị đái tháo đường khác, chẳng hạn như glyburide và metformin để làm giảm nồng độ đường huyết. Cả 2 loại thuốc này đều dược sử dụng bằng đường uống nên bạn sẽ không cần phải tiêm. Tuy vậy, bạn cũng cần phải ăn uống cẩn thận và theo dõi nồng độ đường huyết ngay cả với các loại thuốc này.

    Ngoài ra, các loại thuốc trên có thể qua được hàng rào nhau thai dù chỉ với một lượng nhỏ. Hơn nữa, đôi khi việc dùng thuốc như vậy không đủ để kiểm soát mức đường huyết, vậy nên bạn có thể vẫn cần phải sử dụng insulin.

    Nếu bạn cảm thấy lo lắng về việc sử dụng thuốc trị tiểu đường khi mang thai, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ và luôn nhớ rằng, bệnh tiểu đường thai kỳ không điều trị một cách nghiêm túc có thể gây hại cho cả bạn và con.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 08/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo