backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Xoài bao nhiêu calo? Ăn xoài có béo không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CK Dinh dưỡng Trương Thị Hồng · Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh Viện Phong Da Liễu Trung Ương Quy Hòa


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 10/08/2023

    Xoài bao nhiêu calo? Ăn xoài có béo không?

    Xoài là trái cây nhiệt đới hấp dẫn bởi vị chua chua, ngọt ngọt đặc trưng của nó. Nhiều người khó cưỡng lại với loại trái cây này, nhưng lại e ngại không biết xoài bao nhiêu calo, ăn xoài có béo không, đặc biệt là những người đang muốn giảm cân.

    Cùng Hello Bacsi tìm hiểu xoài bao nhiêu calo và các thông tin dinh dưỡng khác qua bài viết dưới đây!

    Xoài bao nhiêu calo? Thông tin dinh dưỡng của trái xoài

    1. Xoài chín bao nhiêu calo? 

    Giải đáp cho câu hỏi 100g xoài bao nhiêu calo: Trong 100g xoài có chứa 60 calo, cùng các thông tin dinh dưỡng như:

    • Carbohydrate 15g
    • Chất xơ 1,6g
    • Protein 0.8g
    • Đường 14g
    • Vitamin C 36.4 mg
    • Vitamin A 54.00 mcg
    • Vitamin E 0.90 mg
    • Vitamin K 4.2 mcg
    • Magie 168.00 mg
    • Kẽm 0,09 mg
    • Vitamin B6 0.119 mg
    • Canxi 11.00 mg
    • Đồng 0.11 mg

    2. Xoài xanh bao nhiêu calo?

    Khác với xoài chín, lượng đường trong xoài xanh sẽ không cao bằng, nên lượng calo của xoài xanh cũng sẽ thấp hơn. Cụ thể trong 100g xoài xanh chỉ chứa 50 calo, 2.1g lượng đường, 11g carbohydrate và không có chất béo.

    100g xoài bao nhiêu calo
    Xoài xanh bao nhiêu calo?

    Ăn xoài có béo không?

    Dựa vào thông tin giá trị dinh dưỡng trên, ăn xoài không những không béo mà còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể như vitamin C, vitamin E ,vitamin K, vitamin B6, magie, kẽm và canxi. Đặc biệt xoài còn giàu chất xơ tạo cảm giác no lâu, giảm thèm ăn, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

    Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi  “ăn xoài có béo không” là KHÔNG, ăn xoài không khiến bạn tăng cân, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến vấn đề tiêu hóa và sức khỏe dạ dày như khó tiêu, đầy hơi.

    Lợi ích của xoài đối với sức khỏe

    ăn xoài có béo không
    Xoài bao nhiêu calo? Lợi ích của xoài đối với sức khoẻ

    1. Chất chống oxy hóa ngăn ngừa ung thư

    Chất chống oxy hóa trong xoài có chức năng bảo vệ và chống lại các bệnh mãn tính liên quan đến stress oxy hóa. Ngoài ra, xoài còn được phát hiện có chứa chất ức chế TOR, một loại enzyme điều chỉnh sự phát triển và tăng sinh tế bào xảy ra trong quá trình phát triển ung thư.

    2. Giúp kiểm soát lượng đường trong máu

    Mặc dù xoài có vị ngọt, nhưng nhờ có mangiferin, một thành phần dinh dưỡng thực vật có khả năng làm chậm quá trình hấp thụ đường qua thành ruột, từ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

    3. Tăng khả năng miễn dịch

    100g gram xoài đã đáp ứng đủ 40 % nhu cầu vitamin C hàng ngày của mỗi người. Trong khi, vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch; đồng thời hỗ trợ chức năng nhận thức thần kinh và giúp chữa lành vết thương.

    Xoài còn chứa 12% lượng đồng hàng ngày, giúp hình thành các tế bào hồng cầu, hỗ trợ chức năng miễn dịch khỏe mạnh.

    4. Tăng cường sức khỏe đường ruột và tiêu hóa

    Sự kết hợp của polyphenol và chất xơ trong quả xoài giúp ngăn ngừa trong việc giảm táo bón và giảm viêm ruột so với lượng chất xơ tương đương.

    5. Có lợi cho sức khỏe mắt

    Vitamin A trong xoài đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mắt, bởi chỉ với 100g xoài, bạn đã có thể bổ sung 6% lượng vitamin A hàng ngày, tăng cường cho đôi mắt sáng khoẻ.

    Các món ăn giảm cân từ xoài

    Sau khi biết xoài bao nhiêu calo, bạn có thể thưởng thức món tráng miệng và các món ăn chế biến khác từ xoài như:

    1. Gỏi xoài

    Bạn có thể tận dụng vị chua ngọt và độ giòn sần sật của xoài xanh để làm gỏi với công thức như sau:

    • Bước 1: Gọt vỏ rồi thái sợi xoài xanh
    • Bước 2: Rửa sạch và luộc tai lợn hoặc tôm, sau đó cắt thái sợi mỏng
    • Bước 3: Trộn đều xoài xanh, tai lợn (hoặc tôm), thêm đậu phộng, rau răm và rau thơm rồi thưởng thức

    công thức gỏi xoài

     2. Sinh tố xoài

    • Bước 1: Bạn lựa trái xoài chín rồi gọt bỏ vỏ và hạt xoài
    • Bước 2: Thêm ít sữa không đường, đá vào rồi xay nhuyễn
    • Bước 3: Thưởng thức sinh tố xoài sau bữa trưa hoặc uống vào buổi chiều

    3. Nước ép xoài

    Để tận dụng các giá trị dinh dưỡng mà xoài mang lại, cũng như thưởng thức nước uống lành mạnh hơn, bạn có thể dùng máy ép và uống trực tiếp mà không cần thêm đường.

    xoài chín bao nhiêu calo
    Xoài có bao nhiêu calo? Cách làm sinh tố xoài

    4. Làm siro xoài

    • Bước 1: Gọt vỏ, bỏ hạt lấy phần thịt 2 quả xoài, cắt thành từng miếng hạt lựu .
    • Bước 2: Trộn đều các nguyên liệu 240ml nước, 1 muỗng cà phê chiết xuất vani và 150g đường và xoài trong nồi nhỏ
    • Bước 3: Đun hỗn hợp trên dưới lửa vừa, rồi giảm lửa khi hỗn hợp sền sệt (nấu khoảng 15-20 phút)
    • Bước 4: Sau đó lọc hỗn hợp qua cái rây để nước siro chảy ra
    • Bước 5: Dùng lọ hoặc chai thủy tinh có nắp đậy để đựng siro xoài

    Bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh với thời gian tối đa là 14 ngày

    Một số lưu ý khi ăn xoài giảm cân

    • Không nên ăn xoài xanh khi đói: Vì vị chua trong xoài có thể kích thích dạ dày tăng dịch vị, ảnh hưởng sức khỏe dạ dày và đường tiêu hóa.
    • Không ăn quá nhiều xoài: Tiêu thụ quá nhiều xoài trong thời gian ngắn có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa như trào ngược dạ dày, tiêu chảy, đầy bụng, vì xoài chứa nhiều carbohydrate có thể lên men.
    • Người tiểu đường nên hạn chế ăn nhiều xoài chín: Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 cần chú ý đến khẩu phần ăn trong các loại trái cây nhiều đường như xoài để quản lý lượng đường trong máu. Theo thông tin dinh dưỡng trên, 100g xoài chín cung cấp 14g lượng đường cho cơ thể.

    Hy vọng với bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được 100g xoài bao nhiêu calo, ăn xoài có béo không, cũng như những món ăn mà bạn có thể chế biến từ trái xoài, để bổ sung các vitamin và dưỡng chất cho cơ thể từ trái xoài!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ CK Dinh dưỡng Trương Thị Hồng

    Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh Viện Phong Da Liễu Trung Ương Quy Hòa


    Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 10/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo