backup og meta

Tác hại của chôm chôm: Ai không nên ăn loại quả này?

Tác hại của chôm chôm: Ai không nên ăn loại quả này?

Chôm chôm là loại trái cây mùa hè đặc biệt về cả hình dáng lẫn hương vị. Dù cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng tác hại của chôm chôm xuất phát từ những rủi ro tiềm ẩn và đặc tính của loại quả này.

Bài viết không chỉ mang đến những thông tin về tác hại của chôm chôm và những rủi ro tiềm ẩn mà loại trái cây phổ biến này mang đến.

Những người nên “tránh xa” chôm chôm

Chôm chôm phổ biến với hương vị thơm ngon và kết cấu mọng nước. Thế nhưng loại quả này không dành cho tất cả mọi người. Hãy cùng tìm hiểu ai không nên ăn chôm chôm và những tác hại của chôm chôm khi ăn sai cách nhé!

1. Hội chứng ruột kích thích

tác hại của chôm chôm

Đường từ trái cây tự nhiên có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích (IBS) đối với một số người. Theo khuyến cáo, người mắc hội chứng ruột kích thích không nên tiêu thụ quá nhiều FODMAP (những carbohydrate chuỗi ngắn kém hấp thu).

Tác hại của chôm chôm đối với người bệnh IBS là gì? Chôm chôm là là loại trái cây chứa FODMAP. Chính vì thế, ăn chôm chôm có thể tác động xấu đến với những người mắc bệnh ruột kích thích.

Ngoài ra, chôm chôm không thực sự là loại trái cây có nhiều xơ khi so với táo và chuối. Kết cấu hạt mềm có nhiều nước không mang đến nhiều lợi ích tiêu hóa như những loại hoa quả khác. Chính vì thế ăn quá nhiều chôm chôm có thể dẫn đến tác hại cho hệ tiêu hóa và có thể gây táo bón.

Nếu bạn thấy đau bụng dữ dội sau khi ăn chôm chôm. Hãy đến gặp bác sĩ để xác định gốc rễ của các triệu chứng tiêu hóa của bạn.

2. Người có cholesterol cao

tác hại của chôm chôm

Một lợi ích vượt trội của các loại trái cây nói chung và chôm chôm nói riêng chính là góp phần giữ ổn định quá trình trao đổi chất. Nói cách khác, với chỉ số đường huyết thấp và dồi dào chất xơ, đường trái cây lành mạnh hơn nhiều so với đường kính và chất tạo ngọt.

Tại sao người có cholesterol cao không nên ăn nhiều chôm chôm? Nguyên nhân là nạp quá nhiều đường có thể dẫn đến việc tăng cholesterol trong cơ thể. Đặc biệt, người có mức độ LDL cholesterol cao. Việc nạp quá nhiều đường, kể cả đường trái cây, vẫn có thể dẫn đến đến chất béo tích tụ ở thành động mạch và gây tắc nghẽn.

Ngoài ra, tác hại của chôm chôm đối với người có cholesterol cao còn đến từ lượng cồn trong nó. Lượng đường có trong chôm chôm quá chín khả năng cao chuyển hoa thành cồn. Điều này có thể tăng cholesterol trong máu và dẫn đến các vấn đề về tim. 

3. Bệnh nhân tiểu đường

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng thực phẩm có chỉ số GI càng cao càng ảnh hưởng xấu và gia tăng lượng đường huyết.

Thông thường, các loại trái cây được xếp vào thực phẩm có chỉ số GI trung bình. So với những loại thực phẩm giàu chất tạo ngọt, trái cây có vẻ lành mạnh hơn.  Chôm chôm có chỉ số GI trung binh là 59. Chôm chôm thuộc vào nhóm GI trung bình (56 đến 69).

Vậy, tác hại của chôm chôm đối với bệnh nhân tiểu đường là gì? Khi ăn quá nhiều chôm chôm, đặc biệt là chôm chôm chín, có thể làm tăng chỉ số đường huyết. Đối với người bệnh tiểu đường,  tăng đường huyết khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

4. Phụ nữ mang thai

tác hại của chôm chôm

Với chỉ số đường huyết ở mức trung bình, chôm chôm có thể mang đến rủi ro tiểu đường thai kỳ. Nghiên cứu cho rằng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao gây ra khuyết tật bẩm sinh. Do đó, phụ nữ mang thai nên thận trọng khi ăn chôm chôm.

Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về số lượng chôm chôm phù hợp với tình trạng đường huyết và sức khỏe của mình. 

>> Gợi ý dành cho bạn: Bà bầu ăn chôm chôm: Lợi ích và lưu ý kèm theo

Tóm lược tác hại của chôm chôm

  • Tác hại của chôm chôm đa phần đến hàm lượng đường bên trong nó. Việc tiêu thụ quá nhiều chôm chôm mang đến rủi ro tăng đường huyết, có hại cho người có cholesterol cao, bệnh nhân tiểu đường và phụ nữ mang thai.
  • Ngoài ra, đường từ trái cây tự nhiên trong chôm chôm  có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích (IBS). Vì vậy, những người mắc hội chứng này nên tránh xa chôm chôm.
  • Nếu bạn có tình trạng sức khỏe bên trên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn chôm chôm.

Rủi ro tiềm ẩn của chôm chôm

tác hại của chôm chôm

Rủi ro tiềm ẩn: Vì sao không nên ăn vỏ chôm chôm?

Thông thường, vỏ và hạt của quả chôm chôm hiếm khi được ăn sống. Tuy nhiên, có một số hiểu lầm về đặc tính của vỏ chôm chôm và việc tiêu thụ chúng.

Vỏ chôm chôm thường được biết đến với công dụng ngăn ngừa ung thư. Một số nghiên cứu đã chứng minh chiết xuất methanol từ vỏ chôm chôm là hoạt tính chống ung thư mạnh mẽ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra việc ăn vỏ chôm chôm có thể ngừa ung thư.

Một nghiên cứu trên động vật đã cảnh báo: vỏ chôm chôm có thể độc hại nếu ăn thường xuyên. Để có thể tiêu thụ vỏ chôm chôm như một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, chúng ta vẫn cần thêm những bằng chứng khoa học và chỉ định từ chuyên gia. 

Rủi ro tiềm ẩn: Đừng ăn hạt chôm chôm sống 

Hạt chôm chôm thô được cảnh bảo có thể gây nguy hiểm. Theo nghiên cứu, ăn sống hạt chôm chôm có thể dẫn đến buồn ngủ, hôn mê và ảnh hưởng đến sự rối loạn ở chuột. Chính vì vậy, để phòng ngừa những tác hại từ hạt chôm chôm, bạn không nên ăn hạt chôm chôm sống.

Thay vào đó, việc rang chín, hoặc lên men hạt chôm chôm sẽ là giải pháp an toàn. Axit palmitic, stearic, oleic và arachidonic là những axit béo chủ yếu của chất béo hạt chôm chôm. Những chất này được đánh giá là chất béo lành mạnh đối với sức khỏe. 

tác hại của chôm chôm

Ăn chôm chôm đúng cách 

Chôm chôm với hàm lượng dinh dưỡng phong phú sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ăn đúng khác sẽ giúp bạn tránh khỏi những tác hại của chôm chôm.

Ăn bao nhiêu chôm chôm là đủ?

Với thể trạng khỏe mạnh, mỗi ngày bạn có thể ăn khoảng 300 – 400g chôm chôm. Nếu bạn có những vấn đề sức khỏe đã đề cập, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về số lượng trái cây mà bạn có thể ăn mỗi ngày.

Ăn chôm chôm sao cho đúng cách?

  • Hãy kiểm soát số lượng chôm chôm tiêu thụ mỗi ngày. Tránh ăn quá 500g mỗi ngày.
  • Cẩn trọng với những món chôm chôm đóng hộp, chế biến sẵn (chôm chôm sấy khô, mứt chôm chôm,…)
  • Hạn chế ăn chôm chôm quá chín. 
  • Kết hợp ăn chôm chôm với những loại trái cây ít đường, nhiều xơ khác. Chẳng hạn như táo, cam, quýt,…
  • Hạn chế thêm đường bổ sung vào chôm chôm (đường kính, sữa đặc, chất tạo ngọt,…)

tác hại của chôm chôm

Lợi ích và giá trị dinh dưỡng của chôm chôm

Mặc dù những rủi ro về tác hại của chôm chôm có thể xảy ra khi ăn song không thể phủ nhận những ích lợi đối với sức khỏe và giá trị dinh dưỡng của loại quả mùa hè này. 

Giá trị dinh dưỡng của chôm chôm

Chôm chôm rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin B5, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng. Vitamin B5 chỉ có trong thực phẩm. Cơ thể không thể tự sản xuất loại vitamin này. Do đó, bổ sung thêm chôm chôm có thể góp phần vào yêu cầu vitamin B5 cơ thể cần. 

Ngoài ra, chôm chôm cũng mang đến thành phần dinh dưỡng đa dạng như: Vitamin A, vitamin C, vitamin B phức hợp, Kali, Canxi, Folate, Choline,… Như những loại trái cây khác, hàm lượng vitamin C giúp chôm chôm mang đến nhiều  lợi ích cho sức khỏe. Có thể kể đến tác dụng tăng sức đề kháng, chống viêm, chống oxy hóa…

Chôm chôm bao nhiêu calo?

Trong mỗi 100g chôm chôm tươi sẽ chứa khoảng 78 kcal. Chôm chôm đóng hộp có khối lượng tương đương sẽ chứa 82 kcal. Tùy thuộc vào cách chế biến, lượng calo trong chôm chôm sẽ có sự thay đổi khác nhau.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 12 lợi ích của chôm chôm đối với sức khỏe

Hy vọng những thông tin khoa học về tác hại của chôm chôm đã giúp bạn có thể cân nhắc trước khi tiêu thụ loại trái cây này. Chôm chôm sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn nếu bạn biết cách kiểm soát liều lượng của chúng.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phytochemical evaluation and anticancer activity of rambutan (Nephelium lappaceum) fruit endocarp extracts against human hepatocellular carcinoma (HepG-2) cells – ScienceDirect

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1319562X2030680X

Ngày truy cập: 12/6/2022

Safety assessment of hydroethanolic rambutan rind extract: acute and sub-chronic toxicity studies

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25345248

Ngày truy cập: 12/6/2022

Anti-nociceptive, CNS, antibacterial and antifungal activities of methanol seed extracts of Nephelium lappaceum L | SpringerLink

https://link.springer.com/article/10.1007/s13596-012-0095-x 

Ngày truy cập: 12/6/2022

Why a Sweet Tooth Spells Trouble for Your Heart

https://health.clevelandclinic.org/sweet-tooth-spells-trouble-heart/

Ngày truy cập: 12/6/2022

Glycemic index and diabetes: MedlinePlus Medical Encyclopedia

https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000941.htm

Ngày truy cập: 12/6/2022

Rambutan

https://www.healthywa.wa.gov.au/Recipes/N_R/Rambutan

Ngày truy cập: 12/6/2022

Rambutan, canned, syrup pack

https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/168167/nutrients

Ngày truy cập: 12/6/2022

Phiên bản hiện tại

13/06/2022

Tác giả: Trần Cẩm Tú

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Ăn chôm chôm có tác dụng gì? 13 lợi ích của chôm chôm đối với sức khỏe

Sầu riêng kỵ món gì? 5 loại thực phẩm không nên kết hợp với sầu riêng


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 13/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo