backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Hỏi đáp chuyên gia: Nên uống vitamin A trước hay sau bữa ăn?

Tham vấn chuyên môn: Chuyên gia dinh dưỡng Vũ Thị Mai Hương · Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Eatsy


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 26/04/2022

    Hỏi đáp chuyên gia: Nên uống vitamin A trước hay sau bữa ăn?

    Bạn đọc hỏi

    Chào bác sĩ! Tôi thường uống vitamin A để cải thiện thị lực vào buổi sáng. Nhưng sau một thời gian sử dụng tôi chưa thấy kết quả rõ ràng. Tôi vẫn thường xuyên bị mỏi mắt khi đọc sách hoặc làm việc trên máy tính. Có thể do tôi chưa uống vitamin A đúng cách. Bác sĩ vui lòng tư vấn tôi nên uống vitamin A trước hay sau bữa ăn để cơ thể hấp thụ tốt dưỡng chất này? Xin cảm ơn!

    (Hạnh Vũ – Đồng Nai)

    Chuyên gia trả lời

    Với câu hỏi nên uống viatmin A trước hay sau bữa ăn để cơ thể hấp thụ tốt dưỡng chất này của độc giả Hạnh Vũ, Chuyên gia Dinh dưỡng Vũ Thị Mai Hương trả lời cụ thể như sau:

    Vitamin A tham gia vào chức năng điều tiết thị giác, giúp bạn có khả năng nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu. Dẫn chất của vitamin A kết hợp với protein tạo nên sắc tố Rhodopsin – là sắc tố giúp cho mắt nhìn thấy ánh sáng yếu có trong tế bào hình que của mắt. Khi thiếu vitamin A, những triệu chứng lâm sàng đầu tiên thường xuất hiện ở mắt. Trong đó, quáng gà (khả năng nhìn giảm đi khi độ chiếu sáng thấp) là triệu chứng lâm sàng sớm nhất.

    Bên cạnh đó, vitamin A cũng giúp duy trì cấu trúc bình thường của da và niêm mạc, biệt hóa tế bào, kích thích sự liền sẹo và phòng ngừa các bệnh của da như trứng cá, chốc lở… Dưỡng chất này cũng tham gia vào quá trình phát triển và tái tạo tế bào da và niêm mạc, sự phát triển của biểu mô, ruột và đường hô hấp. 

    Uống vitamin A trước hay sau bữa ăn

    Ngoài ra, vitamin A còn tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ sự toàn vẹn của da và niêm mạc, chống sự xâm nhập vào cơ thể của vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua các cơ chế miễn dịch trong cơ thể. Vitamin A đóng vai trò nhất định và có liên quan tới quá trình tạo máu, tăng trưởng, sinh sản, chống lão hóa và ung thư… cho cơ thể.

    Nếu thiếu vitamin A, cơ thể sẽ có những biểu hiện đặc trưng như quáng gà, da khô, rụng tóc, gãy móng tay,… Tình trạng thiếu hụt vitamin A kéo dài khiến thị giác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kèm theo đó là khuynh hướng dễ nhiễm trùng đường hô hấp, niêm mạc khí quản bị khô và tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng gây tác hại.

    Các đối tượng cần được bổ sung vitamin A bao gồm:

    – Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    – Phụ nữ có thai.

    – Các trường hợp đặc biệt như trẻ sinh non, người có các rối loạn khi cơ thể không hấp thụ chất béo đúng cách gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin A như: bệnh celiac, hội chứng ruột ngắn, vàng da, u xơ nang, xơ gan, nghiện rượu…

    – Những đối tượng đang có vấn đề về thị lực, có trình trạng mụn nặng hoặc thường gặp tình trạng bội nhiễm trên đường hô hấp… 

    Bạn nên sử dụng bổ sung vitamin A đúng liều lượng và khuyến cáo của các chuyên gia, bác sĩ đặc biệt khi có các tình trạng như trên.

    Nhu cầu vitamin A ở trẻ dưới 10 tuổi từ 375-500 mcg/ngày, trẻ vị thành niên và người trưởng thành từ 500-600 mcg/ngày. Nhu cầu tăng cao ở phụ nữ cho con bú, người mắc bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng và ở các giai đoạn hồi phục bệnh.

    Uống vitamin A trước hay sau bữa ăn

    Giới hạn liều bổ sung vitamin A an toàn được quy định như sau:

  • Sơ sinh đến 12 tháng: 600mcg 
  • Trẻ em 1-3 tuổi: 600 mcg
  • Trẻ em 4-8 tuổi: 900 mcg
  • Trẻ em 9-13 tuổi: 1700 mcg
  • Thanh thiếu niên 14-18 tuổi: 2800 mcg
  • Người > 19 tuổi: 3000 mcg  
  • Bạn nên uống vitamin A trước hay sau bữa ăn?

    Vì vitamin A là vitamin tan trong chất béo nên để đảm bảo sự hấp thu vào cơ thể bạn nên sử dụng cùng bữa ăn có chất béo, có thể là trong bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn để đảm bảo hiệu quả. 

    Việc bổ sung vitamin A quá liều trong thời gian dài có thể gặp các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, rụng tóc, khô da và niêm mạc, đau xương khớp và tổn thương gan… Khi bổ sung vitamin A, bạn cũng cần lưu ý tương tác với một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống đông máu, các loại thuốc thải độc gan, thuốc trị mụn trứng cá, ung thư… Nếu bạn đang sử dụng thuốc có chứa retinoid thì không nên bổ sung vitamin A vì có thể dẫn tới quá liều.

    Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nên uống vitamin A trước hay sau bữa ăn và những thông tin cần chú ý về liều lượng bổ sung hợp lý. Bạn có thể đọc thêm các bài viết liên quan đến vitamin A hoặc cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh trên Hello Bacsi.

    Hỏi đáp Bác sĩ: Uống C sủi tăng sức đề kháng có đúng không?

    Cơ thể bạn sẽ ra sao nếu thiếu hụt vitamin A?

    Tận dụng tác dụng của vitamin A đối với da sao cho đúng?

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn chuyên môn:

    Chuyên gia dinh dưỡng Vũ Thị Mai Hương

    Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Eatsy


    Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 26/04/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo