Trong y học cổ truyền của Ấn Độ, cây, hoa và quả đậu biếc được dùng để tăng cường chức năng nhận thức và làm giảm các triệu chứng của nhiều bệnh như: sốt, viêm, đau nhức và tiểu đường… Với những lợi ích đó, vậy quả đậu biếc có ăn được không?
Cùng Hello Bacsi giải đáp thắc mắc quả đậu biếc có ăn được không? qua bài viết sau đây!
Hai bộ phận chứa độc tố của cây đậu biếc
Trước khi tìm hiểu quả đậu biếc có ăn được không, bạn cần tìm hiểu 2 bộ phần quan trọng của cây đậu biếc này: phần rễ và hạt.
Mặc dù hoa đậu biếc nổi tiếng với những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như: Ngăn ngừa lão hóa sớm; Hỗ trợ kiểm soát đường huyết; Giúp giảm đau và hạ sốt; Giảm căng thẳng… Thế nhưng, bạn cần lưu ý hai bộ phận này của cây đậu biếc.
Rễ và hạt bên trong quả đậu biếc là hai bộ phận chứa độc tố.
- Rễ của loại cây này có dược tính rất mạnh, nếu dùng không đúng cách có thể gây ngộ độc.
- Hạt của trái đậu biếc: Hạt đậu biếc có ăn được không? Câu trả lời là không, vì hạt đậu biếc chứa khoảng 12% tinh dầu có độc tố.
>> Đọc thêm: Hoa đu đủ đực có tác dụng gì? Cách sử dụng hoa đu đủ đực trị ho
Quả đậu biếc có ăn được không?
Bạn có thể ăn quả đậu biếc non với một lượng nhỏ. Theo báo cáo, cả hoa, lá, chồi non và quả hoa đậu biếc non đều có thể ăn được với một hàm lượng nhất định.
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy, chiết xuất hạt bên trong trái đậu biếc có tác dụng giảm cholesterol toàn phần.
Thế nhưng, có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy một số tác dụng của quả đậu biếc khi được sử dụng như một loại thực phẩm. Đặc biệt, chưa có minh chứng rõ ràng về lợi ích đối với sức khỏe của quả đậu biếc khi được sử dụng hàng ngày.
Rễ, hạt và quả của cây đậu biếc được ứng dụng trong y học bởi dược tính mạnh của chúng.
>> Đọc thêm :“Điểm danh” 8 thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất
Cách dùng hoa đậu biếc đúng cách
Như vậy, bạn đã lý giải được: Trái đậu biếc có ăn được không? Sau đây Hello Bacsi sẽ mách bạn một số lưu ý dùng hoa đậu biếc đúng cách tốt cho sức khỏe.
Không thể phủ nhận giá trị lợi ích của hoa đậu biếc đối với sức khỏe. Nghiên cứu đã chứng minh hoa đậu biếc có hàm lượng anthocyanin dồi dào. Đây là một hợp chất sinh học chống oxy hóa, có thể
- Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
- Cải thiện sức khỏe tim mạch
- Làm đẹp da và tóc,
- Có tính kháng khuẩn và hạ đường huyết
Thế nhưng, nếu tiêu thụ một lượng lớn chất này có thể dẫn đến những tác dụng phụ như:
- Làm giãn cơ trơn mạch máu
- Ức chế kết tập tiểu cầu
- Thúc đẩy sự co bóp tử cung
>> Đọc ngay: Broccoli (Bông cải xanh) giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả
Ai không nên dùng hoa đậu biếc?
Chính vì những nguy cơ sức khỏe mà anthocyanin có thể mang lại, những đối tượng sau đây nên hạn chế sử dụng hoa đậu biếc, cũng như quả đậu biếc.
- Người có huyết áp và đường huyết thấp hoặc dị ứng thì không nên dùng
- Người có vấn đề đông máu, người sắp phẫu thuật. Hợp chất anthocyanin trong hoa, quả đậu biếc có thể ức chế kết tập tiểu cầu.
- Trẻ em và người lớn tuổi có bệnh nền: Nếu muốn sử dụng trà hoa đậu biếc thường xuyên, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt và đang mang thai không nên tiêu thụ cây đậu biếc. Vì hạt, hoa và quả đậu biếc chứa các hợp chất có thể ảnh hưởng đến tử cung và nội tiết tố.
>> Đọc thêm: Ăn hồng có tác dụng gì? Lưu ý khi ăn hồng kẻo gây hại sức khỏe
Cách dùng hoa đậu biếc an toàn
Dùng bao nhiêu hoa đậu biếc là đủ? Như hướng dẫn trên, hoa đậu biếc chỉ nên được sử dụng như một loại thức uống bổ sung ở dạng trà thanh nhiệt, hoặc chất tạo màu tự nhiên với hàm lượng thấp.
Người lớn khỏe mạnh chỉ nên uống từ 1-2 cốc trà hoa đậu biếc trong một ngày. Tương đương, bạn chỉ nên dùng từ 1-2g hoa khô (5-10 hoa đậu biếc) cho đồ uống của mình.
Không nên pha trà hoa đậu biếc bằng nước sôi. Nước quá nóng có thể làm ảnh hưởng đến hương vị và màu sắc đặc trưng của hoa đậu biếc. Nhiệt độ lý tưởng nhất để pha trà đậu biếc là khoảng 70-75 độ C.
Nên uống nước hoa đậu biếc vào lúc nào?
Thời điểm lý tưởng để bạn có thể tận dụng tối đa những tác dụng của hoa đậu biếc là vào 3-5 giờ chiều. Bạn cũng có thể nhận được lợi ích từ hoa đậu biếc nếu uống 30 phút trước khi ngủ.
Hy vọng bài viết đã lý giải và giải đáp được cho bạn quả đậu biếc có ăn được không. Hãy chú ý, các chuyên gia khuyên bạn không nên sử dụng hạt, rễ và trái đậu biếc như một loại thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày. Hãy sử dụng hoa đậu biếc đúng cách và an toàn bạn nhé!
[embed-health-tool-bmr]