backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Hỏi - Đáp Bác sĩ: Những ai không nên uống hồng sâm?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền · Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 27/09/2022

Hỏi - Đáp Bác sĩ: Những ai không nên uống hồng sâm?

Bạn đọc hỏi

Chào bác sĩ! Bố mẹ tôi lớn tuổi nên sức khỏe giảm sút. Tôi muốn mua hồng sâm để ông bà uống, bồi bổ sức khỏe. Song vì ông bà có nhiều bệnh nền như cao huyết áp, đau dạ dày nên tôi còn đang phân vân không biết có nên khuyến khích bố, mẹ tôi uống hồng sâm không. Bác sĩ cho hỏi những ai không nên uống hồng sâm? Người bị đau dạ dày, cao huyết áp có được dùng hồng sâm không? Cảm ơn bác sĩ!

(Hồng Diễm – TP.HCM)

Bác sĩ trả lời

Với câu hỏi những ai không nên uống hồng sâm của độc giả Hồng Diễm, Bác sĩ Lai Ngọc Hiền – hiện đang công tác tại Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM trả lời cụ thể như sau:

Hồng sâm là gì?

Trong Y học cổ truyền, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: sâm, nhung, quế, phụ. Trên thị trường hiện nay, nhân sâm có mặt trong nhiều loại sản phẩm, trong đó có sự góp mặt của Hồng sâm.

>>> Đọc thêm: Hoa đu đủ đực có tác dụng gì? 3 cách sử dụng hoa đu đủ đực trị ho hiệu quả

Hồng sâm là nhân sâm tươi được sấy khô theo quy trình công nghệ hiện đại, một trong những  tiêu chuẩn đầu tiên phải là sâm tươi 6 năm tuổi. Sau khi dùng nhiệt để chế biến, nước chỉ còn đến dưới 14%, phần da và ruột chuyển sang màu đỏ hoặc vàng nâu sẫm. Sản phẩm sẽ được kiểm định thành phần sau đó và được bảo quản, đóng hộp. 

Những tác dụng của hồng sâm đối với sức khỏe người dùng, đặc biệt là người lớn tuổi

Những ai không nên uống hồng sâm

Các thành phần hoạt động chính là Ginsenosides, một nhóm saponin steroid có tác dụng:

  • Cải thiện suy giảm chức năng tình dục trong thời kỳ phụ nữ mãn kinh 
  • Tăng cường sinh lý, cải thiện tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới.
  • Giúp cải thiện trí nhớ và sức khỏe tim mạch.
  • Chống oxy hóa và cải thiện sự lưu thông máu.
  • Tăng cường miễn dịch, giảm mệt mỏi, hỗ trợ người bệnh ung thư trong quá trình điều trị do thành phần Saponin của nhân sâm đã được chứng minh ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Qua nghiên cứu, người ta cho rằng so với nhân sâm, hồng sâm chứa một số hoạt chất có hoạt tính mạnh hơn như tác dụng chống oxy hóa, khả năng ức chế tế bào ung thư và lưu thông máu. Đặc biệt trong số các ginsenoside, Ginsenoside Rg3, Rg5 và Rh2 được tìm thấy là các hợp chất chống ung thư tích cực và chúng ngăn ngừa ung thư theo đơn lẻ hoặc hiệp đồng.

>>> Đọc thêm: Ăn hoặc uống rau diếp cá có tác dụng gì?

Hồng sâm được biết đến là một sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì vậy, chúng ta có thể dùng hồng sâm mỗi ngày. Điều quan trọng cần xem xét đó là thời gian và liều sử dụng. Nghiên cứu hiện tại xác nhận việc tiêu thụ 2 g hồng sâm mỗi ngày trong 24 tuần ở người lớn khỏe mạnh là an toàn. Tuy nhiên, trung tâm Y tế NYU Langone, cho rằng liều thông thường đối với nhân sâm đỏ Hàn Quốc là 200 mg mỗi ngày chiết xuất có chứa 4% đến 7% ginsenosides. Như vậy, liều lượng sử dụng hồng sâm tùy thuộc khuyến cáo của mỗi thương hiệu sản phẩm và dạng sử dụng như dạng lỏng, bột hoặc viên nang. Việc sử dụng hồng sâm trong thời gian ngắn cũng được xem là an toàn.

Những ai không nên uống hồng sâm?

Những ai không nên uống hồng sâm? Không dùng hồng sâm cho phụ nữ đang mang thai vì một trong những chất hóa học của nó có thể gây dị tật bẩm sinh (theo MedlinePlus).
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng hồng sâm nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào hoặc đang bệnh tiểu đường chưa ổn định, các vấn đề về đông máu, các tình trạng nhạy cảm với hormone như ung thư vú và lạc nội mạc tử cung hoặc bệnh lý tự miễn…

Lưu ý khi uống hồng sâm

Những ai không nên uống hồng sâm

Tác dụng phụ không thường xảy ra ở những người dùng hồng sâm nhưng triệu chứng thường gặp nhất là khó ngủ. Các tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm: tăng nhịp tim, huyết áp cao, đau bụng, tiêu chảy, dị ứng, sốt…

Tránh kết hợp nhân sâm cùng caffeine. Nhân sâm có thể tăng cường tác dụng của caffeine.

Như vậy, các thông tin trên cũng đã góp phần giúp trả lời câu hỏi những ai không nên uống hồng sâm hoặc người bị cao huyết áp, đau dạ dày có được uống hồng sâm không. Bác sĩ hy vọng bài viết có thể mang lại những điều hữu ích cho bạn đọc! Trân trọng mến chào!

Bạn có thể đọc thêm:

Tỏi ngâm mật ong: 7 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Hỏi đáp Bác sĩ: Ai không nên uống trà gừng

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 27/09/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo