Trong các sách y học nói chung và Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh nói riêng còn rất nhiều bài thuốc dùng hẹ. Tuy nhiên, vẫn cần được kiểm chứng khoa học. Tác dụng dược lý của lá hẹ

– Giảm đường huyết
– Giảm cholesterol có trong máu, giảm mỡ máu
– Ngăn ngừa xơ vữa động mạch
– Kháng khuẩn, chống oxy hóa các gốc tự do….
– Được dùng chữa ho, kiết lỵ, bổ trợ tiêu hóa, sổ giun kim cho trẻ em.
Theo Y học cổ truyền, hẹ có vị cay, ngọt, tính ôn, vào kinh can, thận, có tác dụng: bổ can thận, cố tinh, trị chứng di mộng tinh, đau lưng, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Hẹ kiêng kỵ với mật ong và thịt trâu. Không sử dụng trên những người bị âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt.
Vậy ăn hoặc uống canh hẹ trị ho có đúng không? Các bài thuốc từ rau hẹ thường dùng để điều trị các bệnh lý thông thường như ho, cảm, đau họng, đau răng,…do các thành phần hoạt chất Allicin, Sulfit, Odorin…
Ngoài ra, hẹ có tác dụng kháng khuẩn, giúp điều trị nhiễm trùng. Một số Flavonoid có khả năng ngăn chặn tế bào ung thư, Phenolic chống các gốc tự do, ngăn ngừa bệnh tim mạch, hen suyễn và Saponin steroid kháng dị ứng, viêm khớp…
Gợi ý các món ăn/ bài thuốc từ lá hẹ
- Hẹ 200g cắt đoạn dài, xào với giá đậu xanh.
- Hẹ xào tôm nõn tươi: Lá hẹ 200g, tôm nõn 200g, xào ăn.
- Hẹ xào gan dê: Lá hẹ 150g, gan dê 150g. Có tác dụng làm sáng mắt.
- Hẹ xào lươn: Lươn 500g lọc bỏ xương, cắt đoạn xào qua, thêm gia vị, gừng, tỏi và nước, vừa cạn cho thêm 300 g lá hẹ cắt đoạn, xào thêm 5 phút. Ăn nóng.
- Hẹ xào: Hẹ 240g, hồ đào nhục (quả óc chó) 60g. Xào với dầu vừng và ít muối. Ăn ngày 1 lần lúc đói hoặc vào bữa cơm trong 2 tuần đến 1 tháng. Còn dùng chữa táo bón, đau lưng, gối, tiểu tiện luôn, nữ giới bị khí hư, lãnh cảm.
- Cháo hẹ: Hẹ 200g, gạo 90g. Nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần. Còn dùng chữa đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém, phân sống nát, chân tay lạnh; nữ giới bị đới hạ, lãnh cảm.
Các chuyên gia vẫn khuyên nên dùng hẹ. Tuy nhiên, liều lượng mỗi lần dùng và tần suất nên được xem xét, gia giảm phù hợp với từng món ăn, công dụng của bài thuốc.
Lưu ý khi dùng canh hẹ trị ho
- Không sử dụng cây hẹ để làm dược liệu cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong cây hẹ.
- Không nên ăn hẹ vào mùa hè.
Tóm lại, tác dụng của canh hẹ trị ho là có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, để áp dụng và điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả, bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để quyết định tần suất, liều lượng sử dụng phù hợp.
Bác sĩ hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp quý vị giải đáp thắc mắc canh hẹ trị ho có đúng không và những thông tin liên quan đến thành phần dinh dưỡng/ tác dụng của lá hẹ. Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều bài viết khác về cách ăn uống lành mạnh trên Hello Bacsi.
Rau rần dày lá: 10 lợi ích to lớn trong hình hài bé nhỏ
Tác dụng của quả sấu và những món ngon dinh dưỡng từ sấu
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!