Chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư vú là mục tiêu quan trọng của cả quá trình điều trị bệnh, đặc biệt là đối với người mắc ung thư vú giai đoạn muộn hoặc di căn.
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư vú là mục tiêu quan trọng của cả quá trình điều trị bệnh, đặc biệt là đối với người mắc ung thư vú giai đoạn muộn hoặc di căn.
Vậy làm sao để bệnh nhân ung thư vú di căn đang phải chiến đấu với bệnh có thể sống trọn vẹn những khoảnh khắc ý nghĩa trong đời? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau!
Bất kể với phương pháp điều trị ung thư vú di căn nào, mục tiêu của điều trị vẫn là quản lý hoặc ngăn ngừa các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và kiểm soát tiến triển của bệnh với ít độc tính nhất. Đó cũng là lý do bệnh nhân ung thư vú cần được đánh giá đáp ứng điều trị, cân nhắc thay đổi phác đồ nếu liệu pháp đang thực hiện không đem lại hiệu quả như mong muốn nhưng đồng thời đi kèm nhiều tác dụng phụ.
Bệnh nhân cũng cần được biết về loại ung thư vú di căn mà mình đang mắc phải và các phương pháp điều trị hiện có để đưa ra lựa chọn phù hợp, tránh những liệu pháp có nhiều tác dụng phụ không cần thiết.
Để đánh giá đáp ứng điều trị, thông thường bệnh nhân ung thư vú di căn sẽ được hỏi về tiền sử, bệnh sử, các triệu chứng lâm sàng, khám thực thể (tổn thương da, sờ thấy u hạch…), thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán (như xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm, chụp CT, MRI…) tùy theo tình trạng ung thư và các bệnh khác đi kèm nếu có.
Ngoài các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân nên suy nghĩ về những khó khăn mình đang gặp phải, liệu các biện pháp điều trị hiện tại có ngăn cản bản thân thực hiện những mục tiêu, kế hoạch quan trọng trong cuộc sống mà bệnh nhân đã đặt ra hay không. Hãy chuẩn bị một danh sách các câu hỏi và thắc mắc cần được giải đáp. Đừng quên thông báo cho bác sĩ hay chuyên gia những triệu chứng có thể liên quan đến ung thư nhưng chưa được giải quyết hiệu quả, đang gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ví dụ như mệt mỏi, đau nhức, đãng trí,..
Bệnh nhân ung thư vú di căn có “quyền” buồn, tức giận và sợ hãi nhưng đừng để những cảm xúc tiêu cực này kiểm soát mình. Điều quan trọng là cần học cách tự chăm sóc sức khỏe tinh thần song song với việc điều trị bệnh.
Để chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư vú di căn tốt hơn, họ cần rất nhiều sự hỗ trợ về mặt tinh thần từ cả gia đình đến bạn bè. Ngoài ra, việc tham gia các cộng đồng người bệnh hay tư vấn chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng rất quan trọng vì khi ung thư vú ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể phải đối mặt với những nỗi lo lắng và phiền muộn đến mức khó lòng bày tỏ với người thân quen.
Dù làm gì, bệnh nhân cũng đừng nghĩ rằng mình phải chịu đựng hay ngại yêu cầu giúp đỡ vì cho rằng bản thân đang là một gánh nặng. Hãy luôn giữ một thái độ sống tích cực.
Bệnh nhân ung thư vú di căn hầu hết đều mang một nỗi lo thường trực, sợ hãi về tương lai. Nếu thuốc và các liệu pháp điều trị khiến họ thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng này, các bác sĩ, chuyên gia tư vấn nên là những người đầu tiên được biết về vấn đề đó nhằm hỗ trợ điều chỉnh, chia sẻ. Hãy hạn chế việc tìm hiểu các thông tin điều trị chưa xác thực cũng như cẩn trọng trước các lời quảng cáo “thuốc chữa ung thư” lan tràn trên mạng.
Để kiểm soát lo lắng, bệnh nhân hãy thử cách chia hành trình sống cùng ung thư vú thành các giai đoạn, chẳng hạn như hóa trị, phẫu thuật, sau đó là xạ trị (tùy theo phác đồ). Đây là một trong những cách giúp bệnh nhân chủ động hơn và chuẩn bị tốt hơn, kiểm soát nỗi lo để tập trung hoàn tất liệu trình hiện tại.
Ngoài ra, tập yoga, thiền, hít thở sâu, nghe nhạc, viết lách… cũng là những cách hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư vú. Nếu sức khỏe cho phép, bệnh nhân hoàn toàn có thể đi bộ, đạp xe, làm vườn và các hoạt động thể chất nhẹ nhàng khác.
Bệnh nhân ung thư vú di căn vẫn có khả năng làm những công việc yêu thích, đến những nơi mình muốn, gặp những người mang lại tiếng cười cho mình và ăn các món ngon như trước khi được chẩn đoán bệnh (nhưng nhớ cân đối với liệu trình điều trị nhé!).
Một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư vú di căn đó là xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để nâng cao sức khỏe theo khuyến cáo từ các chuyên gia ung thư, chuyên gia dinh dưỡng.
Một số lời khuyên chung dành cho các bệnh nhân ung thư vú di căn là:
Cẩn trọng với các loại viên uống bổ sung hay thực phẩm chức năng (bao gồm cả vitamin, khoáng chất và thảo dược). Trước khi quyết định sử dụng, hãy luôn tham vấn ý kiến bác sĩ.
Điều trị ung thư vú di căn như sống cùng một bệnh mạn tính. Tác dụng phụ phổ biến của các liệu pháp điều trị ung thư là tình trạng mỏi mệt. Tuy vậy, những cách sau hoàn toàn có thể giúp giảm thiểu mệt mỏi và cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư vú:
Tình dục có thể không phải là chủ đề thường xuyên được thảo luận giữa người bệnh và bác sĩ, chuyên gia ung thư. Tuy nhiên, người bệnh ung thư vú di căn cần có những thay đổi và điều chỉnh trong đời sống tình dục để “chuyện ấy” không trở nên quá khác biệt như trước khi được chẩn đoán bệnh.
Ung thư vú có thể ảnh hưởng đến đời sống tình dục của người phụ nữ theo nhiều cách khác nhau. Tuy vậy, bất kỳ sự thay đổi nào của cơ thể trong quá trình điều trị đều có thể tác động đến tự tin và cảm nhận về sự nữ tính của người bệnh, từ đó khiến hoạt động tình dục hay ham muốn tình dục có phần đổi khác.
Một số bí quyết sau có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư vú di căn trong việc tìm lại cảm giác trọn vẹn khi làm “chuyện ấy”:
Cuối cùng, một lời khuyên cho bệnh nhân ung thư vú di căn đó là đừng hoảng sợ, hãy dành thời gian đó thực hiện mọi thứ từng bước một và tích cực nhất có thể để cải thiện chất lượng cuộc sống. Luôn lắng nghe cơ thể và đối xử tốt với chính mình. Chung sống cùng ung thư vú di căn là một hành trình khó khăn nhưng qua đó có thể giúp bệnh nhân nhận ra mình mạnh mẽ hơn những gì đã nghĩ.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Living well with advanced breast cancer. https://archive.cancerworld.net/patient-voice/living-well-with-advanced-breast-cancer-2/ Ngày truy cập 6/1/2021
This Is What Living with Advanced Breast Cancer Looks Like. https://www.healthline.com/health/breast-cancer/understanding-and-managing/this-is-what-looks-like Ngày truy cập 6/1/2021
Assessing Treatment Response in Metastatic Breast Cancer. https://www.gotoper.com/publications/ajho/2016/2016jun/assessing-treatment-response-in-metastatic-breast-cancer Ngày truy cập 6/1/2021
Cancer Support Community. Metastatic Breast Cancer Specialty Report 2107. https://www.cancersupportcommunity.org/sites/default/files/d7/document/the_mcb_specialty_report_7-10.pdf Ngày truy cập 6/1/2021
Anxiety. https://www.breastcancer.org/treatment/side_effects/anxiety Ngày truy cập 6/1/2021
Metastatic Breast Cancer (MBC) and Nutrition. https://makeyourdialoguecount.com/physical-health/metastatic-breast-cancer-and-nutrition Ngày truy cập 6/1/2021
Side Effects from Breast Cancer Treatment. https://www.hopkinsmedicine.org/kimmel_cancer_center/cancers_we_treat/breast_cancer_program/treatment_and_services/survivorship/side_effects.html Ngày truy cập 6/1/2021
Your body, intimacy, and sex. https://breastcancernow.org/sites/default/files/publications/pdf/bcc110_your_body_intimacy_and_sex_web.pdf Ngày truy cập 29/3/2021
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!