Khi biết cách kiểm tra ung thư vú, bạn có thể sớm nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm để đi khám, giúp phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm và điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.
Khi biết cách kiểm tra ung thư vú, bạn có thể sớm nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm để đi khám, giúp phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm và điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.
Ung thư vú là bệnh nguy hiểm xuất hiện khi các khối u ác tính xuất hiện ở tế bào vú. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không gây đau đớn. Bạn sẽ gặp một số dấu hiệu sau khi khối u đã phát triển:
Vì vậy, bạn cần biết những cách tự khám phát hiện sớm dấu hiệu ung thư vú. Đặc biệt, nếu là phụ nữ thuộc đối tượng dễ mắc bệnh ung thư vú lại càng cần học cách kiểm tra ung thư vú để có thể bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Bạn có thể quan tâm: 6 cách điều trị ung thư vú
Cách kiểm tra ung thư vú tại nhà thường chỉ tốn 15 phút với 5 bước đơn giản để kiểm tra hình dáng ngực và núm vú xem có bất thường không. Cách kiểm tra u vú này cũng giúp bạn phát hiện sớm các khối u ở vùng ngực và dưới cánh tay.
Khi kiểm tra ung thư vú qua hình dáng ngực, bạn có thể phát hiện một số bất thường như ngực có chỗ bị lõm, bị sưng hay bị sần da cam.
– Bạn cởi áo và đứng trước gương sao cho có thể thấy cả hai bên ngực.
– Đứng thẳng, chống hai tay lên hông và kiểm tra hình dáng tổng thể của bộ ngực. Bạn hãy chú ý kiểm tra kích thước, hình dạng và đường nét hai bên vú xem có bất thường không.
– Kiểm tra xem có bất kỳ thay đổi nào về màu sắc hoặc cấu trúc của da ngực, núm vú và quầng vú không.
– Sau đó bạn đứng khom người và cũng kiểm tra các bước tương tự, mục đích là để quan sát hình thái của vú ở 2 trạng thái: khi thả lỏng và khi căng các cơ ngực.
– Bạn giơ hai tay lên sau đầu và kiểm tra xem hai bên ngực có thay đổi cân xứng nhau không.
– So sánh kích thước, hình dạng và độ xệ của hai bên ngực xem có đồng đều không.
– Kiểm tra khu vực nách xem có bất kỳ khối u nào không.
Núm vú cũng thể hiện một số dấu hiệu ung thu vú bạn có thể quan sát. Cách kiểm tra vùng này là:
– Bạn vẫn đứng trước gương rồi hạ cả hai tay để kiểm tra núm vú xem có bất cứ vết lõm, vết sưng hoặc bị thụt không.
– Dùng ngón trỏ và ngón giữa của tay phải nhẹ nhàng xoay núm vú trái và kéo về phía trước. Sau đó, bạn thả tay xem núm vú có quay về bị trí cũ không.
– Đổi tay để kiểm tra núm vú bên phải theo cách tương tự.
Bạn cần lưu ý nếu thấy đầu núm vú tiết bất kỳ loại dịch nào. Dịch có màu đỏ do lẫn máu hoặc trong suốt đều là dấu hiệu đáng lo, đặc biệt là khi dịch chỉ xuất hiện ở một trong hai bên vú. Dịch tiết có các màu khác như xanh lá cây, trắng hoặc vàng thường là dấu hiệu của một số bệnh như nhiễm trùng hoặc tắc ống dẫn sữa.
Bạn có thể thực hiện bước này khi tắm vì da ướt sẽ ít ma sát với ngón tay và bạn sẽ dễ dàng thao tác hơn.
– Nâng cánh tay trái lên và sử dụng các ngón tay phải nhấn nhẹ nhàng vào ngực trái. Bạn sử dụng mặt phẳng các đốt ngón tay xa nhất (không phải đầu tận cùng của ngón tay, thường là 3 ngón giữa để cảm nhận bằng lực ấn nhẹ nhàng từ nông (da) đến sâu (mô tuyến vú) cho đến khi chạm vào các xương sườn.
– Việc thăm khám phải toàn bộ vú, bạn có thể di chuyển ngón tay theo chiều từ trên xuống dưới hết toàn bộ tuyến vú, sau đó kiểm tra lại tương tự theo chiều từ trong ra ngoài.
– Hoặc bạn cũng có thể thăm khám bằng cách di chuyển các ngón tay theo chiều xoáy ốc từ trong núm vú ra ngoài đến hết toàn bộ tuyến vú.
– Khi kiểm tra, bạn cần lưu ý bất kỳ thay đổi nào trong cấu trúc, màu sắc hoặc kích thước tuyến vú.
– Đổi tay để kiểm tra tuyến vú phải theo các bước tương tự.
Khi đã đứng để kiểm tra các khối u ở ngực, bạn cũng cần kiểm tra ở tư thế nằm. Tư thế nằm giúp cho tuyến vú dàn trải và mỏng hơn, do đó dễ dàng cảm nhận những thay đổi sâu bên trong tuyến vú hơn.
– Với bước này, bạn nằm xuống giường hoặc bất kỳ mặt phẳng nào sao cho đầu và vai dựa vào gối. Bạn nằm ngửa và đưa tay trái ra sau đầu.
– Dùng tay phải để kiểm tra tuyến vú trái và vùng nách như hướng dẫn ở bước trên. Khi thực hiện, bạn lưu ý về bất kỳ thay đổi trong cấu trúc hoặc kích thước của ngực.
– Đổi tay để kiểm tra tuyến vú phải theo các bước tương tự.
Khi tự kiểm tra tuyến vú, bạn nên lưu ý một số điều sau để có kết quả chính xác hơn.
– Bạn nên kiểm tra tuyến vú mỗi tháng một lần. Cách chọn ngày kiểm tra như sau:
• Nếu bạn chưa mãn kinh: Hãy dành thời gian tự kiểm tra ung thư vú một vài ngày sau khi kỳ kinh kết thúc. Đây là lúc nồng độ hormone tương đối ổn định và ngực ít sưng và căng hơn.
• Nếu bạn đã mãn kinh (không có kinh nguyệt từ một năm trở lên): Bạn chỉ cần kiểm tra ngực vào một ngày cố định mỗi tháng.
– Bạn nên ghi lại những ngày mình tự kiểm tra ung thư vú để nhắc nhở bản thân thực hiện đều đặn. Điều này cũng sẽ giúp bạn phân biệt các thay đổi ở ngực do chu kỳ kinh nguyệt với các dấu hiệu ung thư nguy hiểm.
– Bạn nên thư giãn và duy trì nhịp thở bình thường khi tự kiểm tra.
– Hãy đi khám sớm nếu bạn bị đau hay bắt gặp các thay đổi bất thường nào ở ngực khi kiểm tra.
– Nếu kiểm tra thấy khối u, bạn hãy bình tĩnh đi khám vì hầu hết các khối u ở ngực là lành tính. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm cách chữa tình trạng u vú lành tính để có thể thoải mái hơn trong sinh hoạt hằng ngày.
– Việc tự mình thực hiện cách kiểm tra ung thư vú không thay thế các buổi khám lâm sàng cũng như chụp nhũ ảnh. Nhiều phụ nữ bị ung thư vú nhưng không hề có triệu chứng nên bạn vẫn sẽ cần thực hiện các phương pháp này định kỳ.
Phương pháp chụp nhũ ảnh chính là cách chụp X-quang tuyến vú. Việc chụp nhũ ảnh thường xuyên để kiểm tra các bất thường ở khu vực này được gọi là chụp nhũ ảnh tầm soát. Việc chụp X-quang tuyến vú sau khi bác sĩ khám lâm sàng và phát hiện bất thường được gọi là chụp nhũ ảnh chẩn đoán.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!