Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Khi nào thì phải?
Ung thư máu xảy ra khi có một yếu tố nào đó làm gián đoạn quá trình tạo ra tế bào máu, trong đó có tiểu cầu. Vì vậy, giảm tiểu cầu có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư máu, cụ thể là bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch, mà bạn nên thận trọng.
Để biết giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu hay không, bác sĩ cần làm thêm nhiều xét nghiệm khác trước khi khẳng định.
Giảm tiểu cầu cũng là biến chứng khá phổ biến của một số bệnh ung thư; là tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị.
Ở bệnh nhân ung thư, số lượng tiểu cầu thấp có thể do:
- Hóa trị. Hóa trị toàn thân là nguyên nhân thường gặp nhất gây giảm tiểu cầu ở bệnh nhân ung thư. Thuốc hoá trị có thể làm hỏng tủy xương, phá hủy các tiểu cầu khỏe mạnh và dẫn đến giảm tiểu cầu. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ là tạm thời. Hiếm khi nào hoá trị gây tổn thương tuỷ xương không hồi phục.
- Xạ trị. Liều lượng lớn xạ trị hoặc xạ trị kết hợp hóa trị cũng có thể dẫn đến mức tiểu cầu thấp.
- Ung thư di căn xương. Khối u trong xương có thể gây khó khăn cho tuỷ xương tạo tiểu cầu.
- Ung thư lá lách. Một trong những chức năng của lá lách là lưu trữ tiểu cầu. Ung thư có thể làm to lá lách, khiến lá lách lưu trữ quá nhiều tiểu cầu. Vì vậy mà lượng tiểu cầu trong máu thấp. Tuy nhiên trường hợp này là rất hiếm gặp.
Khi nào thì không? Các nguyên nhân gây giảm tiểu cầu không liên quan đến ung thư

Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu? Câu trả lời là KHÔNG PHẢI nếu nguyên nhân do:
- Các bệnh tự miễn dịch: Trong các bệnh tự miễn dịch như giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP), lupus ban đỏ hệ thống và viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch của chúng ta tự tấn công nhầm và phá hủy tiểu cầu.
- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TPP): Rối loạn máu này gây ra cục máu đông trong các mạch máu nhỏ khắp cơ thể, và tiểu cầu chính là một trong những nguyên liệu cần để tạo cục máu đông. Vì vậy, bệnh làm cạn kiệt nguồn tiểu cầu của cơ thể. Một tình trạng tương tự là đông máu nội mạch lan tỏa (DIC) cũng có thể sử dụng hết tiểu cầu.
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng do vi khuẩn và virus có thể làm giảm mức tiểu cầu.
- Lạm dụng rượu: Rượu làm chậm quá trình sản xuất tiểu cầu.
- Hóa chất độc hại: Tiếp xúc với hóa chất độc hại, bao gồm asen, benzen và thuốc trừ sâu, có thể ảnh hưởng đến mức tiểu cầu trong máu.
- Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc điều trị bệnh tim và heparin có thể ảnh hưởng đến mức độ tiểu cầu.
Hiểu rõ giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu để biết nên làm gì
Điều trị theo chỉ định
Giảm tiểu cầu nhẹ mà không phải do ung thư máu thường tự khỏi. Tuy nhiên, bạn sẽ cần điều trị nếu có các triệu chứng hoặc số lượng tiểu cầu rất thấp. Mục tiêu điều trị là duy trì số lượng tiểu cầu trong mức an toàn. Điều này cho phép điều trị hiệu quả bệnh lý ác tính tiềm ẩn (ung thư), ngăn ngừa các biến chứng do chảy máu quá nhiều và giảm thiểu việc phải truyền tiểu cầu.
Bất kể giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu hay không thì nếu số lượng tiểu cầu rất thấp đều gây nguy hiểm. Rủi ro bao gồm chảy máu không kiểm soát, thậm chí tử vong. Các phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân như giảm liều hóa trị (nếu do hóa trị) hoặc truyền tiểu cầu.
Truyền tiểu cầu được thực hiện tương tự như truyền máu tiêu chuẩn nhằm mục đích:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!