U tế bào mầm
Có đến 95% các trường hợp ung thư tinh hoàn là u tế bào mầm, trong đó chia ra làm 2 loại là nhóm u tinh (seminoma) và nhóm u tế bào mầm không phải tế bào dòng tinh.
Khi xét nghiệm Alpha fetoprotein (AFP) – chất chỉ điểm khối u cho kết quả thường tăng cao. Đây là loại ung thư phát triển chậm, chủ yếu ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi 40 hoặc 50.
Ung thư tinh hoàn sống được bao lâu trong trường hợp này? Tỉ lệ sống thêm 5 năm ở nhóm u tinh bào (Seminoma) như sau:
- Tiên lượng tốt: Hầu hết nam giới ở nhóm này đều có tiên lượng tốt. Tiên lượng tốt có nghĩa là khối u chỉ lan tràn đến các hạch bạch huyết hoặc phổi, chưa di căn đến những cơ quan khác. Tỉ lệ sống thêm 5 năm ở nhóm này lên đến 95%.
- Tiên lượng trung bình: Tiên lượng trung bình có nghĩa là khối u đã lan tràn ra ngoài phổi và các hạch bạch huyết, đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như não hoặc gan. Tỉ lệ sống thêm 5 năm ở nhóm này cũng lên đến 90%.
Nhóm u tế bào mầm không phải dòng tinh (Non-Seminoma)

Ung thư tinh hoàn tế bào mầm không phải dòng tinh là loại ung thư phát triển nhanh và chủ yếu ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi trong khoảng từ 20 đến đầu 30 tuổi.
Tiên lượng cụ thể như sau:
- Tiên lượng tốt: Ung thư chỉ ở tinh hoàn, hoặc ở mặt sau của dạ dày hoặc ổ bụng (sau phúc mạc). Ung thư có thể đã lan đến phổi hoặc các hạch bạch huyết, nhưng chưa lan đến bất kỳ nơi nào khác trong cơ thể. Chỉ dấu sinh học u trong nhóm này chỉ hơi tăng nhẹ. Khoảng 95% nam giới sống sót trong 5 năm hoặc hơn sau khi họ được chẩn đoán.
- Tiên lượng trung bình. Các trường hợp có tiên lượng trung bình cũng giống như tiên lượng tốt, có điều nồng độ các chất chỉ điểm khối u cao hơn. Khoảng 90% nam giới sống sót trong 5 năm hoặc hơn sau khi chẩn đoán.
- Tiên lượng xấu: Khối ung thư ban đầu bắt đầu ở ngực (trung thất) hoặc ung thư đã di căn đến một nơi nào đó trong cơ thể ngoài phổi hoặc các hạch bạch huyết, chẳng hạn như gan hoặc não. Tiên lượng xấu cũng xảy ra nếu như nồng độ các chất chỉ điểm khối u cao. Có hơn 65% nam giới sẽ sống sót trong 5 năm hoặc hơn sau khi chẩn đoán.
Ung thư tinh hoàn sống được bao lâu tùy thuộc vào phương pháp điều trị
Ung thư tinh hoàn sống được bao lâu còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Vậy, bệnh ung thư tinh hoàn có chữa được không? Ung thư tinh hoàn có thể chữa trị được ngay cả khi ung thư đã di căn. Tỷ lệ điều trị thành công là khoảng 90% trường hợp. Nếu được điều trị sớm, tỷ lệ kiểm soát bệnh thành công tăng lên 98%.
Có các phương pháp điều trị chính cho ung thư tinh hoàn bao gồm:
- Phẫu thuật loại bỏ tinh hoàn (cắt bỏ tinh hoàn).
- Bóc tách hạch bạch huyết sau phúc mạc nếu ung thư đã lan tràn tới các hạch này.
- Xạ trị là sử dụng tia bức xạ có năng lượng cao sau khi phẫu thuật để ngăn khối u quay trở lại.
- Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt hoặc kìm hãm tế bào ung thư. Phương pháp điều trị này đã giúp cải thiện đáng kể khả năng sống sót cho những người mắc bệnh ung thư tinh hoàn. Nó có thể sử dụng trước phẫu thuật hoặc sau cắt tinh hoàn bẹn triệt để. Ngoài ra, hóa trị còn dùng điều trị ung thư tái phát.
Việc lựa chọn điều trị phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể, mong muốn của bệnh nhân, giai đoạn ung thư và loại ung thư tinh hoàn là gì. U tế bào mầm phát triển chậm và đáp ứng với xạ trị tốt hơn là u không phải tế bào mầm; trong khi cả hai loại này đều đáp ứng với hóa trị tốt.
Tới đây, hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi ung thư tinh hoàn sống được bao lâu. Tiên lượng sống cho bệnh nhân là rất tốt, vì vậy, hãy tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!