Mách bạn cách ước tính lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn
Chìa khóa để kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 là tiêu thụ carb với lượng hạn chế trong mỗi bữa chính và cả bữa phụ. Theo đó, bạn có thể áp dụng một vài cách cơ bản dưới đây để quản lý mức tiêu thụ carb của mình:
1. Tính toán dựa trên nhãn thực phẩm

Việc đếm carb khá dễ dàng với những thực phẩm đóng gói có nhãn “thành phần dinh dưỡng”. Dựa trên những thông tin được in trên nhãn thực phẩm, bạn có thể biết được món ăn mình sẽ dùng chứa bao nhiêu carb. Từ đó, bạn sẽ có quyết định điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp và kiểm soát tiểu đường tốt.
Khi đọc nhãn thực phẩm, 2 yếu tố quan trọng mà bạn cần quan tâm nhất là: kích thước phần ăn và lượng carb mà cơ thể nạp vào. Cả hai yếu tố này tỷ lệ thuận với nhau, nếu bạn dùng một khẩu phần ăn gấp đôi, gấp 3 so với bình thường, lượng carb theo đó cũng sẽ nhân 2–3 lần con số trên nhãn. Ngược lại khi biết được lượng carb, bạn sẽ đưa ra được kích thước khẩu phần phù hợp với mình.
Trường hợp nếu người bệnh đang muốn giảm cân, một chỉ tiêu khác cần quan tâm trên nhãn là lượng calo. Với người cao huyết áp và mắc bệnh tim mạch nên tránh chọn thực phẩm nhiều natri và các chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa.
Các loại nước ép trái cây và đồ uống có cồn, chẳng hạn như bia chứa rất nhiều carb. Do đó, bạn cũng nên tính lượng carb khi tiêu thụ những loại thức uống này.
2. Dựa trên kích cỡ khẩu phần ăn
Cách tính này áp dụng cho những loại thực phẩm không có nhãn dinh dưỡng. Như chúng ta đã biết, carbohydrate bao gồm: đường, tinh bột và chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau quả và các chế phẩm từ sữa.
Carb cũng có hai loại gồm: carb “tốt” và carb “xấu”. Theo đó để kiểm soát tiểu đường tuýp 2, người bệnh nên chọn bổ sung carb tốt vì loại carb này chứa lượng calo thấp đến vừa phải, giàu dinh dưỡng, không đường, ít chất béo bão hòa mà lại sở hữu lượng chất xơ tự nhiên cao.
Loại carb này tồn tại nhiều trong các loại thực phẩm sau đây:
- Các loại rau củ
- Trái cây nguyên quả như táo, chuối, dâu tây…
- Các loại đậu bao gồm: đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu thận, đậu đen…
- Các loại hạt: hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt lạc (đậu phộng), hạt chia, hạt bí…
- Ngũ cốc nguyên hạt nên chọn gạo lứt, ngô, yến mạch, quinoa…
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!