Theo đó, họ được kiểm tra chỉ số đường huyết, nồng độ insulin trong máu trước và sau khi tắm. Hơn nữa, họ cũng được xét nghiệm máu 2 giờ ngay sau đó. Bên cạnh việc theo dõi những chỉ số trên, người tham gia nghiên cứu cũng kiểm tra huyết áp, thân nhiệt và nhịp tim mỗi 15 phút một lần. Tổng thời gian nghiên cứu kéo dài trong vòng 2 tuần và được lặp đi lặp lại khoảng 10 lần.
Sau khi kiểm tra kết quả, các chuyên gia nhận thấy có sự gia tăng đột biến của interleukin – một tác nhân kích thích cơ thể giải phóng các chất chống viêm. Đồng thời, việc gia tăng nồng độ NO (oxit nitric) cũng được ghi nhận. Chất này đóng vai trò giữ cho mạch máu được thư giãn, hạ huyết áp, đồng thời thúc đẩy glucose đi vào trong tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể, từ đó giảm lượng đường huyết trong máu.
Sau 2 tuần, những người tham gia nghiên cứu đã cải thiện tình trạng viêm mãn tính, nguyên nhân chính làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin. Ngoài giảm viêm, quá trình trao đổi chất ở những người này cũng hoạt động tốt hơn.
Một vài lưu ý cho người bệnh đái tháo đường khi tắm nước nóng
1. Cẩn thận kẻo bị bỏng
Việc mắc bệnh đái tháo đường có thể góp phần làm cho các dây thần kinh thụ cảm bị tổn thương, từ đó bạn sẽ kém nhạy cảm hơn với nhiệt độ. Vì vậy để tránh bị bỏng, hãy luôn đảm bảo nhiệt độ nước tắm ở mức từ 40,5°C trở xuống. Nếu tắm bồn, bạn nên nhúng khuỷu tay vào nước trước khi tắm để kiểm tra.
2. Chú ý đến sức khỏe tim mạch
Tác dụng của tắm nước nóng có thể làm cho bạn thấy thư giãn, tuy nhiên nhiệt độ cao sẽ khiến tim đập nhanh hơn. Trường hợp nếu bạn đang mắc bệnh tim mạch, khả năng cao bạn có nguy cơ gặp những tổn thương nhất định. Lúc này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chọn liệu pháp tắm với nước nóng.
Ngay cả ở điều kiện bình thường, bạn chỉ nên tắm không quá 20 phút mỗi lần. Với người bệnh đái tháo đường, bạn nên nhờ ai đó để ý giúp trong khi tắm nhằm tránh xảy ra những tình huống xấu.

3. Kiểm tra lượng insulin của bạn
Việc tắm với nước nóng đặt ra những thách thức đặc biệt nếu bạn dùng insulin. Nếu có đeo máy bơm insulin, bạn cần phải tháo thiết bị này ra trước khi tắm. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem liệu rằng khoảng thời gian an toàn nhất khi không có thiết bị này là bao lâu?
Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao trong khi tắm cũng có thể làm tăng tốc độ hấp thụ insulin của cơ thể. Điều này có nghĩa là liều insulin bạn dùng trước khi tắm với nước nóng có thể không kéo dài như bình thường. Do vậy, bạn nên kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn và xung quanh thời gian tắm nước nóng.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc liệu tắm nước nóng có tốt cho người bệnh đái tháo đường type 2 hay không. Bên cạnh đó, bạn nên tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện phù hợp để giữ mức đường huyết luôn ổn định.
Bạn có biết: Theo báo cáo của Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF Diabetes Atlas), năm 2015, Việt Nam có 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường Song chỉ có 28,9% người bệnh được chữa trị tại bệnh viện. Số người mắc bệnh dự kiến tiếp tục tăng lên đến 6,1 triệu người vào năm 2040. Bệnh đái tháo đường type 2 xảy ra do cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả để có thể điều tiết lượng đường trong máu. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do béo phì và lối sống lười vận động. Vậy làm thế nào để bạn sống khỏe, sống tốt cùng bệnh đái tháo đường? Hãy trả lời các câu hỏi ngắn dưới đây và tìm hiểu cách kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Phú Đoàn/HELLO BACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!