backup og meta

Lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường?

Lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường?

Kiểm tra lượng đường trong máu là cách để biết chắc chắn mình có bị tiền tiểu đường, tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 hay tiểu đường thai kỳ không. Nếu đã được chẩn đoán đang trong giai đoạn tiền tiểu đường thì việc theo dõi chỉ số này lại càng quan trọng để kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa tiến triển thành bệnh tiểu đường. Vậy, hàm lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường ở người khỏe mạnh và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường ra sao? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp nhé!

Để biết lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường, bạn cần sử dụng một máy theo dõi đường huyết liên tục gắn trên cơ thể (CGM) hoặc tự kiểm tra đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết cầm tay.

Lượng đường trong máu người bình thường là bao nhiêu?

Lượng đường trong máu hay đường huyết được đo bằng đơn vị miligam trên decilit (mg / dL) hoặc milimol trên lít (mmol / L).

Lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường tùy thuộc nhiều yếu tố

Lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe tổng thể, các bệnh lý nền đang gặp phải và các yếu tố khác.

Lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường còn tùy thuộc vào thời điểm đo đường huyết.

Những thời điểm điển hình mà một người bình thường có thể kiểm tra lượng đường trong máu bao gồm:

  • Khi bạn lần đầu tiên thức dậy trong ngày, trước khi bạn ăn hoặc uống bất cứ thứ gì
  • Trước bữa ăn
  • Hai giờ sau bữa ăn
  • Trước khi đi ngủ.

Nếu bạn đang ở giai đoạn tiền tiểu đường, hoặc thường xuyên bị hạ đường huyết, bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn một chút.

Lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường tùy vào thời điểm đo

Lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường khi đói?

Người bình thường lượng đường trong máu là bao nhiêu khi đói? Kiểm tra đường huyết lúc đói là phương pháp đo lượng đường trong máu của bạn sau khi bạn nhịn ăn ít nhất 8 giờ (thường nhịn ăn qua đêm 8-14 giờ). Mức đường huyết lúc đói được chia như sau:

  • Bình thường 99 mg / dL (5,6 mmol / L) hoặc thấp hơn
  • Tiền tiểu đường 100-125 mg / dL (5,6 đến 6,9 mmol / L)
  • Bệnh tiểu đường 126 mg / dL (7 mmol / L) trở lên.

Lượng đường trong máu người bình thường là bao nhiêu sau khi ăn?

Kiểm tra dung nạp glucose là phương pháp đo lượng đường trong máu của bạn trước và sau khi bạn uống chất lỏng có chứa glucose. Bạn sẽ nhịn ăn qua đêm trước khi xét nghiệm và lấy máu để xác định mức đường huyết lúc đói. Sau đó, bạn sẽ uống chất lỏng có đường và kiểm tra lượng đường trong máu 1 giờ, 2 giờ và có thể 3 giờ sau đó. Sau khi ăn 2 giờ, lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường?

  • Bình thường 140 mg / dL (7,8 mmol / L) hoặc thấp hơn
  • Tiền tiểu đường 140 – 199 mg / dL (7,8 mmol / L và 11,0 mmol / L)
  • Bệnh tiểu đường 200 mg / dL (11,1 mmol / L) trở lên.

Những cách để phòng ngừa bệnh tiểu đường

Hiểu rõ lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường và lượng đường trong máu bao nhiêu là cao, bạn sẽ chủ động áp dụng các biện pháp giúp ổn định lượng đường trong máu, đặc biệt là với những người đang trong giai đoạn tiền tiểu đường.

Nếu bạn bị tiền tiểu đường, thay đổi lối sống lành mạnh có thể giúp đưa lượng đường trong máu trở lại bình thường, ngăn chặn hoặc làm chậm tiến triển thành đái tháo đường. Việc phòng ngừa đặc biệt quan trọng nếu bạn hiện đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 do thừa cân hoặc béo phì, cholesterol cao hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.

Chủ đề đang được thảo luận trên cộng đồng

Tham gia cuộc thi “Sống vui khỏe cùng tiểu đường” để cùng chia sẻ về kinh nghiệm sống chung với bệnh tiểu đường và giành nhiều phần quà hấp dẫn.

Tăng cường hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất làm giảm lượng đường trong máu của bạn bằng cách vận chuyển đường vào các tế bào, nơi nó được sử dụng để tạo năng lượng. Hoạt động thể chất cũng khiến cơ thể bạn tăng độ nhạy cảm hơn với insulin. Điều đó có nghĩa là cơ thể bạn cần ít insulin hơn để vận chuyển đường đến các tế bào và giúp giữ lượng đường trong máu ổn định.

Mục tiêu là tập thể dục ít nhất 30 phút trở lên trong hầu hết các ngày trong tuần hoặc ít nhất 150 phút hoạt động thể chất cường độ trung bình mỗi tuần. Nếu bạn đã không hoạt động thể chất thường xuyên trong một thời gian, hãy bắt đầu từ từ và xây dựng chế độ tập luyện phù hợp. Tránh ngồi quá lâu và hãy cố gắng đứng dậy, di chuyển nếu bạn đã ngồi hơn 30 phút. Bạn có thể lựa chọn các hoạt động đơn giản, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp. Điều quan trọng nhất là biến hoạt động thể chất trở thành một phần trong thói quen hàng ngày của bạn.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Bạn sẽ cần thay đổi và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau quả, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Đây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất xơ, ít chất béo và ít calo. Bạn cũng sẽ cần cắt giảm chất béo bão hòa, carbohydrate tinh chế (gạo trắng, bún, phở, bánh quy…) và đồ ngọt.

Carbs trong thực phẩm làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng cao hơn so với khi bạn ăn protein hoặc chất béo. Bạn vẫn cần ăn carbs nhưng lượng cụ thể sẽ phụ thuộc vào tuổi tác, cân nặng, mức độ hoạt động và một số yếu tố khác. Bạn nên tham khảo bác sĩ về lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường với trường hợp của mình, và chế độ ăn như thế nào là phù hợp.

Nhiều bác sĩ khuyên xây dựng bữa ăn lành mạnh như sau: Hãy dùng một đĩa lớn để chia thức ăn. Một nửa đĩa là trái cây và rau củ không chứa tinh bột; một phần tư là ngũ cốc nguyên hạt và một phần tư là thực phẩm giàu protein nạc (đậu, cá, thịt nạc, thịt gà bỏ da…)

Giảm cân

Giảm cân làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người trong một nghiên cứu lớn đã giảm gần 60% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường sau khi giảm khoảng 7% trọng lượng cơ thể bằng cách tập thể dục và chế độ ăn uống.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo những người bị tiền đái tháo đường nên giảm ít nhất 7% đến 10% trọng lượng cơ thể để ngăn ngừa bệnh tiến triển. Hãy tính chỉ số BMI để đặt mục tiêu giảm cân dựa trên trọng lượng cơ thể hiện tại của bạn.

Tầm soát sức khỏe định kỳ

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị tầm soát định kỳ bằng các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2 cho tất cả người lớn từ 35 tuổi trở lên và cho các đối tượng sau:

  • Những người bị thừa cân hoặc béo phì và có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tiểu đường
  • Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ
  • Những người đã được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường và rối loạn dung nạp glucose máu
  • Trẻ em thừa cân hoặc béo phì và có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường type 2 hoặc các yếu tố nguy cơ khác.

Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc, chẳng hạn như metformin, statin và thuốc cao huyết áp cho một số người bị tiền tiểu đường và những người có các bệnh khác như bệnh tim.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ lượng đường trong máu bao nhiêu là bình thường. Điều quan trọng là phải giữ mức đường huyết trong phạm vi mục tiêu, nâng cao sức khỏe tổng thể. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu bảo vệ sức khỏe.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Manage Blood Sugar. https://www.cdc.gov/diabetes/managing/manage-blood-sugar.html. Ngày truy cập: 24/10/2022

Diabetes Tests. https://www.cdc.gov/diabetes/basics/getting-tested.html. Ngày truy cập: 24/10/2022

Blood sugar testing: Why, when and how. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/blood-sugar/art-20046628. Ngày truy cập: 24/10/2022

Diabetes. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/diagnosis-treatment/drc-20371451. Ngày truy cập: 24/10/2022

Diabetes prevention: 5 tips for taking control. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/in-depth/diabetes-prevention/art-20047639. Ngày truy cập: 25/10/2022

How to Prevent Diabetes. https://medlineplus.gov/howtopreventdiabetes.html. Ngày truy cập: 25/10/2022

Prediabetes. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/prediabetes/diagnosis-treatment/drc-20355284. Ngày truy cập: 25/10/2022

Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes—2022. https://diabetesjournals.org/care/article/45/Supplement_1/S17/138925/2-Classification-and-Diagnosis-of-Diabetes. Ngày truy cập: 31/10/2022

Phiên bản hiện tại

26/05/2023

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đoàn Thị Tuyết Mai

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

GIẢI ĐÁP NHỮNG HIỂU LẦM VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 - Lựa chọn sữa cho người bệnh tiểu đường type 2

Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Đoàn Thị Tuyết Mai

Khoa nội tiết · Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 26/05/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo