Trái cây là món tráng miệng hay món ăn nhẹ trong lúc đói của nhiều người. Tuy nhiên, hầu hết các loại trái cây đều chứa nhiều đường. Câu hỏi đặt ra là: Liệu người bị tiểu đường có được ăn trái cây không? Vậy lựa chọn trái cây cho người tiểu đường thế nào mới phù hợp?
Bệnh tiểu đường có được ăn trái cây không? Bài viết này sẽ gợi ý những loại trái cây bạn nên ăn và không nên ăn khi bị tiểu đường, cũng như giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Người bệnh tiểu đường ăn trái cây liệu có tốt cho đường huyết hay không?
Hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) cho rằng hầu hết trái cây đều tốt cho người bị tiểu đường, miễn là bạn không bị dị ứng với loại trái cây đó. Một phân tích tổng hợp xuất bản năm 2014 trên tạp chí Y khoa Anh nhận định ăn nhiều trái cây có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Tuy nhiên, ăn trái cây có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Trái cây tươi, ướp lạnh tốt hơn trái cây qua chế biến bao gồm trái cây khô, nước ép, sinh tố.
Những người bị tiểu đường nên ăn trái cây ít chế biến hoặc tránh hoàn toàn. Vì cơ thể hấp thụ trái cây loại này nhanh hơn dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Trái cây đã qua chế biến cũng loại bỏ chất xơ và một số vi chất quan trọng, làm giảm lượng dinh dưỡng.
Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia (NIDDK) khuyên những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh nước ép trái cây, sinh tố, trái cây đóng hộp có thêm đường.
Chỉ số đường huyết (GI) là gì?
Đối với người bị tiểu đường, một cách để lựa chọn thực phẩm và trái cây có lượng carbohydrate an toàn là kiểm tra chỉ số đường huyết (GI).
GI (glycaemic index) là chỉ số cho biết tốc độ tăng đường huyết sau ăn của một thực phẩm, được xếp theo thang điểm từ 1 đến 100. Thực phẩm có chỉ số GI cao được hấp thụ nhanh hơn thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình.
GL (glycemic load) là chỉ số hấp thụ tinh bột khi vào cơ thể, 1 đơn vị GL tương đương 1g đường glucose. Trái cây cho người tiểu đường nếu có chỉ số GL và GI thấp sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Nên nhớ, thực phẩm giàu carbohydrate được nấu càng lâu thì GI càng cao. Thông qua quá trình nấu ăn chất béo, hàm lượng chất xơ, carbohydrate để nguội chuyển hóa thành tinh bột kháng làm giảm đáng kể giá trị GI.
Các loại trái cây cho người tiểu đường
Dưới đây là danh sách các loại trái cây cho người tiểu đường phân loại theo chỉ số GI bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
Tác dụng của trái cây đối với bệnh tiểu đường
Ăn đầy đủ chất xơ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Chất xơ hòa tan làm chậm quá trình hấp thụ đường và kiểm soát lượng đường trong máu. Hầu hết các loại trái cây cho người tiểu đường có nhiều chất xơ, đặc biệt là những loại có vỏ và xơ.
Nhiều loại hoa quả sẽ giúp bạn no lâu hơn do hàm lượng chất xơ và nước cao. Chế độ ăn có nhiều rau và trái cây làm giảm nguy cơ béo phì, đau tim, đột quỵ. Béo phì là một trong những trường hợp dễ dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.
Trái cây có nhiều chất xơ, vitamin, vi chất… vì vậy, bạn nên hạn chế ép nước hoặc chế biến làm mất chất xơ cũng như chất dinh dưỡng.
Những người mắc bệnh tiểu đường nên ăn uống cân bằng và duy trì cân nặng ổn định.
Hoa quả cho người tiểu đường ăn bao nhiêu là đủ?
Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người lớn và trẻ em nên ăn 2-5 khẩu phần tương đương với 450g trái cây và rau quả mỗi ngày, dĩ nhiên người bị tiểu đường vẫn có thể ăn số lượng tương tự.
Theo “phương pháp đĩa thức ăn”, bạn nên để 1/2 đĩa là rau và trái cây cho người tiểu đường. 1/2 đĩa còn lại sẽ là protein (đạm), tinh bột giàu chất xơ như đậu hũ, ngũ cốc nguyên hạt. Bạn cũng nên ăn thêm chất béo lành mạnh để mang lại cảm giác no nhanh hơn.
Lợi ích của một vài loại trái cây
Nếu băn khoăn không biết bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì thì sau đây là một số gợi ý cho bạn:
1. Trái cây có múi
Cam, chanh, bưởi, quýt… là những loại trái cây dễ kết hợp vào bữa ăn. Bạn có thể thêm chanh vào nước chấm, hải sản, nước uống. Thêm một vài lát cam và bình nước của bạn.
Các flavonol, flavonoid và axit phenolic được tìm thấy trong cam có nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là ở bệnh nhân tiểu đường. Trái cây họ cam không chỉ làm chậm quá trình chuyển hóa đường (glucose) mà còn ức chế sự di chuyển hoặc vận chuyển đường qua ruột và gan.
2. Táo là trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường
Táo là một loại trái cây phổ biến, là thực phẩm ngon miệng để tráng miệng. Khi nấu chín, táo có vị ngọt đậm hơn nên thường được dùng làm nguyên liệu các loại bánh.
Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn táo thoải mái. Táo cùng với quả việt quất và nho có lợi cho việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, theo tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng của Mỹ.
3. Dâu tây
Dâu tây có chỉ số đường huyết thấp do được giải phóng chậm trong máu dưới dạng đường. Nó cũng có thể cải thiện khả năng miễn dịch, có khả năng chống ung thư và tăng sự trao đổi chất, từ đó giúp bạn giảm cân.
4. Cherry (anh đào) loại trái cây cho người bệnh tiểu đường không thể bỏ qua
Quả anh đào (hoặc việt quất) có chứa anthocyanin giúp sản xuất insulin tới 50%. Trong tương lai, anthocyanin có thể được dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Vì vậy, nên cho anh đào vào thực đơn ăn uống của bạn.
LUYẾN TRẦN/HELLO BACSI