backup og meta

Sulfamethoxazole + Trimethoprim

Sulfamethoxazole + Trimethoprim

Hoạt chất : Sulfamethoxazole + Trimethoprim

Phân loại: Thuốc kháng sinh dạng kết hợp

Nhóm pháp lý: huốc kê đơn ETC

Tác dụng

Tác dụng của Sulfamethoxazole + Trimethoprim là gì?

Loại thuốc này được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác nhau. Thuốc cũng được sử dụng để điều trị một loại bệnh viêm phổi do nhiễm trùng bào tử nấm (bệnh viêm phổi do P. carinii) ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu.

Thuốc này là sự kết hợp của 2 loại thuốc kháng sinh: sulfamethoxazole và  trimethoprim. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm nguyên sinh P. carinii.

Sulfamethoxazole + Trimethoprim có những dạng và hàm lượng nào?

Sulfamethoxazole + Trimethoprim có những dạng và hàm lượng sau:

  • Thuốc viên nén sulfamethoxazole 400mg và trimethoprim 80mg; sulfamethoxazole 800mg và trimethoprim 160mg.
  • Thuốc tiêm: 16 mg/mL (5 mL; 10 mL; 30 mL).
  • Hỗn dịch, dùng đường uống: sulfamethoxazole 200mg và trimethoprim 40mg cho mỗi 5mL (20 mL; 480 mL).

Bạn bảo quản Sulfamethoxazole + Trimethoprim như thế nào?

bảo quản thuốc

Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng, cách dùng

liều dùng sulfamethoxazole + trimethoprim

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng Sulfamethoxazole + Trimethoprim cho người lớn là gì?

  • Điều trị viêm phổi do Pneumocystis carinii uống hoặc truyền tĩnh mạch: Sulfamethoxazol tới 100 mg/kg/ngày + trimethoprim tới 20 mg/kg/ngày, chia 2 – 4 lần, trong 14 – 21 ngày.
  • Dự phòng viêm phổi do Pneumocystis carinii uống Sulfamethoxazol 25 mg/kg + trimethoprim 5 mg/kg, chia 2 lần, uống cách nhật (3 lần/tuần).
  • Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Người lớn hoặc trẻ em cân nặng 40 kilogam (kg) hoặc lớn hơn: dùng 800 miligam (mg) sulfamethoxazole và 160 mg trimethoprim sau mỗi 12 giờ trong vòng 10-14 ngày. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc của bạn nếu cần thiết.
  • Điều trị tiêu chảy du lịch dùng 800 miligam (mg) sulfamethoxazole và 160 mg trimethoprim sau mỗi 12 giờ trong vòng 5 ngày.

Liều dùng Sulfamethoxazole + Trimethoprim cho trẻ em là gì?

Đối với dạng thuốc uống (thuốc nước hoặc thuốc viên):

  • Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Trẻ em trên 2 tháng tuổi và cân nặng dưới 40 kg: liều lượng thuốc được dựa trên cân nặng cơ thể và phải được xác định bởi bác sĩ. Liều dùng thông thường là 40 miligam (mg) sulfamethoxazole cho mỗi kilogam cân nặng cơ thể và 8 miligam (mg) trimethoprim cho mỗi kilogam cân nặng cơ thể, chia thành 2 liều sau mỗi 12 giờ trong vòng 10 ngày.
  • Điều trị viêm phổi do Pneumocystis carinii. Trẻ em 2 tháng tuổi và lớn hơn: liều lượng thuốc được dựa trên kích thước cơ thể và phải được xác định bởi bác sĩ. Liều dùng thông thường là 750 mg sulfamethoxazole và 150 mg trimethoprim cho mỗi mét vuông da bề mặt cơ thể, vào mỗi ngày. Liều dùng này thì được chia thành các liều bằng nhau hai lần một ngày trong vòng 3 ngày một tuần vào các ngày liên tiếp nhau (ví dụ như Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư). Tuy nhiên, liều lượng thường không được vượt quá 1600 mg sulfamethoxazole và  320 mg trimethoprim vào mỗi ngày.
  • Điều trị tiêu chảy do đi du lịch. Trẻ em 2 tháng tuổi và lớn hơn: việc dùng thuốc và liều lượng thuốc phải được xác định bởi bác sĩ.

Trẻ em nhỏ hơn 2 tháng tuổi không nên sử dụng thuốc này.

Bạn nên dùng Sulfamethoxazole + Trimethoprim như thế nào?

  • Dạng thuốc tiêm: Thuốc được sử dụng bằng cách tiêm truyền chậm vào tĩnh mạch trong hơn 60-90 phút. Liều lượng thuốc được dựa trên tình trạng bệnh lý, cân nặng và đáp ứng thuốc của bạn.
  • Dạng hỗn dịch uống: Lắc kỹ trước khi dùng. Cẩn thận đo liều bằng dụng cụ/thìa đo đặc biệt. Không sử dụng thìa gia dụng vì có thể không đo được liều lượng chính xác. Nếu bị đau dạ dày, hãy uống cùng với thức ăn hoặc sữa.

Nếu bạn tự sử dụng thuốc tại nhà, hãy nghiên cứu kỹ tất cả các hướng dẫn về cách thức chuẩn bị và sử dụng thuốc từ bác sĩ. Trước khi sử dụng, kiểm tra sản phẩm bằng mắt thường để phát hiện thuốc có bị vón cục hoặc biến đổi màu hay không. Nếu phát hiện thấy một trong hai hiện tượng này thì không được sử dụng thuốc. Hãy nghiên cứu cách thức bảo quản và vứt bỏ thuốc một cách an toàn.

Hãy uống nhiều nước khi dùng thuốc này để làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận không mong muốn, trừ khi bác sĩ hướng dẫn bạn làm khác.

Thuốc kháng sinh hoạt động hiệu quả nhất khi liều lượng thuốc trong cơ thể được duy trì ở mức ổn định. Vì vậy, hãy dùng thuốc này vào những thời điểm cố định mỗi ngày.

Tiếp tục dùng thuốc này cho đến khi chấm dứt quá trình điều trị, cho dù các triệu chứng bệnh có thuyên giảm hoặc hết sau vài ngày điều trị. Việc ngừng thuốc quá sớm có thể làm cho vi khuẩn tiếp tục phát triển, điều này có thể dẫn đến tái phát bệnh nhiễm trùng.

Thông báo với bác sĩ nếu tình trạng bệnh lý của bạn vẫn tiếp diễn hoặc trở nặng hơn.

Tác dụng phụ

tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng Sulfamethoxazole + Trimethoprim?

Đi cấp cứu nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng sau đây: phát ban; khó thở; sưng phù ở mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.

Gọi bác sĩ ngay lập tức nếu bạn mắc phải bất kỳ các tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

  • Tiêu chảy, đi ngoài ra máu
  • Sốt, ớn lạnh, các tuyến bị sưng phù, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cảm cúm, đau miệng hoặc cổ họng
  • Chứng ho mới xuất hiện hoặc trở nặng hơn
  • Da xanh xao, cảm giác mê sảng, nhịp tim nhanh, khả năng tập trung có vấn đề
  • Da dễ thâm tím, chảy máu bất thường (mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng), xuất hiện các đốm nhỏ màu tím hoặc đỏ ở dưới da
  • Ngứa hoặc tê cóng nặng, nhịp tim chậm, yếu mạch, yếu cơ
  • Buồn nôn, đau bụng vùng thượng vị, biếng ăn, nước tiểu có màu sậm, phân có màu đen, vàng da
  • Tiểu tiện ít hơn bình thường hoặc vô niệu
  • Chứng ảo giác, co giật
  • Tụt đường huyết quá mức (đau đầu, đói bụng, yếu ớt, đổ mồ hôi, lú lẫn, dễ bị kích thích hoặc cảm giác lo sợ)
  • Dấu hiệu đầu tiên của bất kỳ chứng phát ban da nào, cho dù là mức độ nhẹ
  • Phản ứng da nặng – Sốt, đau họng, sưng phù ở mặt hoặc lưỡi, nóng rát ở mắt, đau da, sau đó là phát ban đỏ hoặc tím ở da có lan truyền (đặc biệt là ở mặt hoặc phần trên cơ thể) và gây ra chứng rộp da và lột da.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Nôn mửa
  • Lưỡi đau hoặc bị sưng
  • Choáng váng, cảm giác quay cuồng
  • Ù tai
  • Cảm giác mệt mỏi, các vấn đề về giấc ngủ (chứng mất ngủ).

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

thận trọng khi dùng thuốc cho người lớn tuổi

Trước khi dùng Sulfamethoxazole + Trimethoprim bạn nên biết những gì?

Khi quyết định sử dụng một loại thuốc, cân nhắc cẩn thận nguy cơ và lợi ích thuốc mang lại. Bạn và bác sĩ của bạn sẽ phải quyết định lựa chọn. Đối với thuốc này, các điều sau đây cần được xem xét:

  • Dị ứng. Thông báo với bác sĩ nếu bạn đã từng mắc phải bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng nào đối với thuốc này hoặc bất kỳ các loại thuốc nào khác. Hơn nữa, thông báo với bác sĩ nếu bạn mắc phải bất kỳ các dạng dị ứng nào khác, như dị ứng với thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc với động vật. Đối với các sản phẩm thuốc không kê toa, hãy đọc kỹ các thành phần trên nhãn thuốc hoặc trên bao bì sản phẩm.
  • Trẻ em. Các cuộc nghiên cứu thích hợp cho đến nay hiện vẫn chưa xác định các vấn đề đặc trưng ở trẻ em sẽ làm giới hạn hiệu quả của Sulfamethoxazole + Trimethoprim ở trẻ em trên 2 tháng tuổi. Do độc tính của hợp chất Sulfamethoxazole + Trimethoprim, việc sử dụng thuốc này ở trẻ sơ sinh nhỏ hơn 2 tháng tuổi không được khuyến nghị.
  • Người già. Các nghiên cứu thích hợp cho đến nay hiện vẫn chưa xác định các vấn đề ở người già sẽ làm giới hạn hiệu quả của Sulfamethoxazole + Trimethoprim ở người già. Tuy nhiên, các bệnh nhân cao tuổi thường có khả năng thiếu hụt folate, mắc các vấn đề về thận và có khả năng gặp các tác dụng phụ không mong muốn nhiều hơn (như phát ban nặng ở da hoặc các về đề đông máu hoặc hệ miễn dịch). Có thể cần phải có sự điều chỉnh liều lượng đối với những bệnh nhân cao tuổi đang dùng hợp chất Sulfamethoxazole + Trimethoprim.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc D đối với thai kỳ.

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

cẩn trọng với tương tác thuốc

Sulfamethoxazole + Trimethoprim có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

Bác sĩ của bạn cần biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào được liệt kê dưới đây. Không khuyến khích sử dụng thuốc này với các loại thuốc sau. Bác sĩ có thể quyết định không điều trị bằng thuốc này hoặc thay đổi một vài loại thuốc mà bạn được chỉ định.

  • Bepridil
  • Cisapride
  • Dofetilide
  • Levomethadyl
  • Mesoridazine
  • Methenamine
  • Pimozide
  • Terfenadine
  • Thioridazine

Sử dụng thuốc này với các loại thuốc sau không được đề nghị nhưng đôi khi có thể sử dụng trong vài trường hợp. Nếu cả 2 loại thuốc được kê đơn cùng nhau, bác sĩ có thể hiệu chỉnh liều và khoảng cách liều của cả 2 thuốc.

  • Acecainide
  • Acenocoumarol
  • Ajmaline
  • Amiloride
  • Amiodarone
  • Amisulpride
  • Amitriptyline
  • Amoxapine
  • Aprindine
  • Arsenic Trioxide
  • Astemizole
  • Azilsartan Medoxomil
  • Azimilide
  • Benazepril
  • Bretylium
  • Candesartan Cilexetil
  • Captopril
  • Ceritinib
  • Chloral Hydrate
  • Chloroquine
  • Chlorpromazine
  • Clarithromycin
  • Dabrafenib
  • Desipramine
  • Dibenzepin
  • Disopyramide
  • Dolasetron
  • Doxepin
  • Droperidol
  • Eltrombopag
  • Enalapril
  • Enalaprilat
  • Enflurane
  • Eplerenone
  • Eprosartan
  • Erythromycin
  • Flecainide
  • Fluconazole
  • Fluoxetine
  • Foscarnet
  • Fosinopril
  • Gemifloxacin
  • Halofantrine
  • Haloperidol
  • Halothane
  • Hydroquinidine
  • Ibutilide
  • Imipramine
  • Irbesartan
  • Isoflurane
  • Isradipine
  • Leucovorin
  • Lidoflazine
  • Lisinopril
  • Lorcainide
  • Losartan
  • Mefloquine
  • Mercaptopurine
  • Methotrexate
  • Moexipril
  • Nitisinone
  • Nortriptyline
  • Octreotide
  • Olmesartan Medoxomil
  • Pentamidine
  • Perindopril Erbumine
  • Pirmenol
  • Prajmaline
  • Probucol
  • Procainamide
  • Prochlorperazine
  • Propafenone
  • Pyrimethamine
  • Quinapril
  • Quinidine
  • Ramipril
  • Risperidone
  • Sematilide
  • Sertindole
  • Sotalol
  • Spiramycin
  • Spironolactone
  • Sultopride
  • Tedisamil
  • Telithromycin
  • Telmisartan
  • Trandolapril
  • Triamterene
  • Trifluoperazine
  • Trimipramine
  • Valsartan
  • Vasopressin
  • Warfarin
  • Zofenopril
  • Zotepine

Danh sách trên không phải là danh sách đầy đủ nhất. Hãy luôn tham vấn ý kiến bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới Sulfamethoxazole + Trimethoprim không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Sulfamethoxazole + Trimethoprim?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Tiền sử lạm dụng rượu bia
  • Tình trạng thiếu hụt Folate (vitamin B9)
  • HIV/AIDS
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan
  • Hội chứng kém hấp thu
  • Tình trạng suy dinh dưỡng – Dùng thuốc thận trọng. Thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Chứng thiếu máu hồng cầu to
  • Chứng giảm tiểu cầu do dùng thuốc sau khi sử dụng thuốc này
  • Bệnh thận nặng
  • Bệnh gan nặng
  • Hen suyễn
  • Đái tháo đường
  • Tăng kali huyết
  • Giảm natri huyết
  • Chứng rối loạn chuyển hóa porphyria (vấn đề về enzim)
  • Dị ứng nặng
  • Các vấn đề về tuyến giáp – Dùng thuốc thận trọng. Thuốc có thể làm cho chứng bệnh này trầm trọng hơn.
  • Chứng thiếu hụt men Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) (vấn đề về enzim) – Thuốc có thể gây ra bệnh thiếu máu tán huyết
  • Nhiễm liên cầu khuẩn (tan huyết β nhóm A) – Những bệnh nhân mắc chứng bệnh này không nên sử dụng Sulfonamides.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu bạn quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sulfamethoxazole + Trimethoprim. http://www.webmd.com/drugs/2/drug-6015/sulfamethoxazole-trimethoprim-intravenous/details. Ngày truy cập 1/11/2015

Phiên bản hiện tại

23/12/2020

Tác giả: Thương Trần

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Ngà Trương


Bài viết liên quan

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Tác dụng phụ và biến chứng khi dùng thuốc | Hello Bacsi x SANOFI

Kháng kháng sinh là gì? Đừng chủ quan trước tình trạng này!


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Thương Trần · Ngày cập nhật: 23/12/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo