backup og meta

Depakine®

Depakine®

Tên biệt dược: Depakine®, Depakine Chrono 500mg, Depakine 200mg

Hoạt chất: axit valproic

Phân nhóm: thuốc chống co giật

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Depakine® là gì?

Thuốc chống co giật Depakine® thường được dùng để:

  • Điều trị các loại động kinh
  • Điều trị hội chứng Lennox – Gastaut
  • Điều trị co giật cục bộ: động kinh cục bộ thứ phát, dùng phối hợp với các thuốc chống co giật khác
  • Điều trị và phòng ngừa hưng cảm trong rối loạn lưỡng cực.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Thuốc Depakine® có những dạng và hàm lượng nào?

  • Viên nén kháng axit dạ dày: thuốc Depakine 200mg
  • Viên nén bao phim phóng thích kéo dài: Depakine 500mg.

Liều dùng thuốc Depakine® cho người lớn như thế nào?

Liều tối đa ở người lớn là 2500mg thuốc mỗi ngày.

  • Động kinh: Nên bắt đầu với 600mg/ngày rồi tăng dần 200mg mỗi 3 ngày cho tới khi kiểm soát được cơn. Thông thường rơi vào khoảng liều 1000 – 2000mg mỗi ngày, tức là 20 – 30mg/kg/ngày. Nếu vẫn không kiểm soát được cơn động kinh có thể tăng liều tối đa lên 2500mg/ngày.
  • Hưng cảm: Liều khởi đầu khuyên dùng là 1000mg/ngày (20mg/kg cân nặng). Nên nhanh chóng tăng liều để đạt được hiệu quả điều trị với mức liều thấp nhất. Liều duy trì được khuyến nghị là 1000 – 2000 mg/ngày, có thể tăng liều nhưng không quá 3000 mg/ngày.

Liều dùng thuốc Depakine® cho trẻ em như thế nào?

Liều khuyến cáo tối đa cho trẻ dưới 20kg là 30mg/kg thuốc mỗi ngày. Liều tối đa cho trẻ trên 20kg là 35mg/kg/ngày.

Dạng viên uống không phù hợp với trẻ dưới 6 tuổi vì dễ bị nghẹn.

Cách dùng

cách dùng thuốc depakine

Bạn nên dùng thuốc Depakine® như thế nào?

Depakine 200mg và 500mg đều được dùng đường uống. Hãy nuốt trọn viên, không nhai hoặc nghiền thuốc. Liều dùng chia thành 2 – 3 lần/ngày, tốt nhất là trong bữa ăn.

Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kì điều gì liên quan đến việc dùng thuốc mà bạn chưa rõ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Quá liều thuốc cấp tính với lượng lớn thường gây hôn mê yên lặng, có thể hôn mê sâu theo từng mức độ; kèm theo giảm trương lực cơ, giảm phản xạ, co đồng tử, giảm hô hấp tự động và nhiễm toan chuyển hóa, tụt huyết áp hoặc trụy tuần hoàn/ sốc.

Một số trường hợp có tăng áp lực nội sọ kèm theo phù não.

Ngoài ra, quá liều nồng độ natri có trong thành phần của thuốc Depakine có thể gây tăng natri máu.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Depakine®?

Thuốc Depakine® có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn, co thắt hoặc đau dạ dày, thay đổi vị giác, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu
  • Chóng mặt, buồn ngủ hoặc khó ngủ, rụng tóc, đau đầu
  • Mệt mỏi, yếu, cân nặng thay đổi
  • Thiếu máu, giảm tiểu cầu
  • Hạ thân nhiệt, ớn lạnh
  • Tổn thương gan
  • Giảm mật độ xương, mềm xương, loãng xương, gãy xương
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phát ban, nổi mẫn, ngứa, khó thở hoặc khó nuốt, đau ngực, phù mặt, môi, lưỡi hoặc họng
  • Suy nghĩ bất thường, mờ mắt hoặc thay đổi tầm nhìn
  • Thay đổi chu kì kinh nguyệt, mất kinh nguyệt
  • Tiểu khó hoặc gặp vấn đề khi đi tiểu
  • Ngất xỉu, loạn nhịp tim
  • Ảo giác, kích động, không thể tự cử động tay và chân
  • Khó nhai, đau hoặc yếu cơ hoặc khớp
  • Thiếu năng lượng, mất điều hòa, thay đổi tâm trạng như giận dữ, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm, lo sợ
  • Co giật
  • Chảy máu mũi
  • Sưng hoặc nổi đỏ trên da, ù tai
  • Hiếm gặp rối loạn hành vi, tăng động giảm chú ý, gặp khó khăn khi học tập; ảnh hưởng đến sự sinh tinh trùng, buồng trứng đa nang; lupus ban đỏ; bệnh ly giải cơ vân; hội chứng loạn sản tủy xương.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

thận trọng khi dùng Depakine®

Trước khi dùng thuốc Depakine®, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc Depakine®, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc
  • Bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú
  • Bạn bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thuốc nhuộm hoặc bất kì con vật nào
  • Bạn dùng thuốc này cho trẻ em và người lớn tuổi
  • Bạn đang mắc bất kì vấn đề về sức khỏe nào.

Thuốc có thể gây buồn ngủ, hãy tránh lái xe hoặc vận hành máy móc trong thời gian dùng thuốc.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Không sử dụng Depakine cho bé gái, trẻ vị thành niên nữ, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và phụ nữ có thai nếu không thật sự cần thiết. Nghĩa là khi các biện pháp điều trị khác không hiệu quả. Nếu đang điều trị mà muốn mang thai hoặc có thai phải đánh giá lại việc điều trị.

Với phụ nữ cho con bú, quyết định ngừng cho trẻ bú mẹ để điều trị; hay ngừng điều trị với depakin cần được cân nhắc dựa trên lợi ích và nguy cơ. Không bao giờ được tự ý quyết định mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc Depakine® có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với Depakine® khi dùng chung bao gồm:

Thuốc Depakine® có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Depakine®?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Tiền sử vấn đề về thần kinh, có ý nghĩ hoặc hành vi tự tử, lạm dụng hoặc nghiện rượu;
  • Tiền sử rối loạn chuyển hóa, thiếu hụt ornithine transcarbamylase, vấn đề về não, tăng amoni hoặc glutamin trong máu, hạ thân nhiệt, khó chịu;
  • Tiền sử bệnh gan, ung thư, bệnh máu (như hạ bạch cầu, hạ tiểu cầu);
  • Nhiễm HIV, virus cự bào, bệnh thận, bệnh tuyến tụy;
  • Giảm albumin máu hoặc tăng glycerin máu.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Depakine® như thế nào?

Bạn nên bảo quản thuốc Depakine® ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Depakine chrono 500 mg https://drugbank.vn/thuoc/Depakine-chrono-500-mg&VN-16477-13 Ngày truy cập 24/12/2021

Depakine 200mg https://drugbank.vn/thuoc/Depakine-200mg&VN-21128-18 Ngày truy cập 24/12/2021

Sodium valproate https://www.nhs.uk/medicines/sodium-valproate/ Ngày truy cập 24/12/2021

Depakine. https://www.drugs.com/cdi/valproate.html. Ngày truy cập 20/10/2016

Depakine. http://www.mims.com/thailand/drug/info/depakine-depakine%20chrono. Ngày truy cập 20/10/2016

Phiên bản hiện tại

24/12/2021

Tác giả: Vân Anh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Tegretol®

Trẻ mắc bệnh động kinh có thể đi học không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vân Anh · Ngày cập nhật: 24/12/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo