backup og meta

Cefamandole

Cefamandole

Tên gốc: cefamandole

Tên biệt dược: Mandol

Phân nhóm: cephalosporin

Tác dụng

Tác dụng của thuốc cefamandole là gì?

Cefamandole thường được sử dụng để điều trị các nhiễm khuẩn nặng do các chủng nhạy cảm của các vi sinh vật, được chỉ định trong các bệnh được liệt kê dưới đây:

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc cefamandole cho người lớn như thế nào?

Phạm vi liều của cefamandol là 500 mg đến 1g mỗi 4-8 giờ. Trong nhiễm trùng cấu trúc da và viêm phổi không biến chứng, bạn dùng liều 500 mg mỗi 6 giờ. Trong nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng: bạn dùng liều 500 mg mỗi 8 giờ là đủ. Trong nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng hơn, bạn dùng liều 1g mỗi 8 giờ.

Trong nhiễm khuẩn nặng, bạn dùng liều 1g mỗi 4-6 giờ. Trong nhiễm trùng đe dạ tính mạng hoặc nhiễm trùng do vật ít nhạy cảm, bạn dùng liều lên đến 2g mỗi 4 giờ nếu cần thiết.

Liều dùng thuốc cefamandole cho trẻ em như thế nào?

Bạn cho trẻ dùng 50-100 mg/kg/ngày với liều lượng bằng nhau, chia mỗi 4-8 giờ hiệu quả với hầu hết các vi khuẩn nhạy cảm với cefamandole. Tổng liều có thể tăng đến 150mg/kg (không đượt vượt quá liều người lớn) trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc cefamandole như thế nào?

Thuốc kháng sinh cefamandol ở dạng dung dịch để tiêm, phải được các nhân viên y tế tiêm vào ven hoắc bắp.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc kháng sinh, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc cefamandole?

Các tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm:

  • Các triệu chứng tiêu hóa của viêm đại tràng giả mạc có thể xảy ở trong hoặc sau khi sử dụng kháng sinh
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Giống như một số penicillin và cephalosporin khác, viêm gan và vàng da ứ mật cũng là một số tác dụng phụ hiếm gặp
  • Sốc phản vệ, quá mẫn, phát ban, nổi bề đay, tăng bạch cầu eosin và sốt
  • Giảm tiểu cầu trong máu
  • Giảm bạch cầu trung tính, đặc biệt trong các khóa điều trị dài hạn
  • Viêm tắc tĩnh mạch
  • Tăng SGOT, SPGT ở gan và phosphatase kiềm
  • Giảm thanh thải creatinin thận
  • Tăng BUN tạm thời, tần số tăng ở những bệnh nhân trên 50 tuổi
  • Phản ứng tại chỗ khi tiêm bắp

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi điều trị với Mandol® (cefamandole), bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận để xác định bạn có phản ứng quá mẫn với cephalosporin, penicillin hoặc các thuốc khác. Thuốc nên được sử dụng thận trọng nếu bạn nhạy cảm với penicillin. Kháng sinh nên được dùng thận nếu bạn bị dị ứng, đặc biệt với thuốc. Phản ứng quá mẫn nghiêm trọng cấp tính có thể cần sử dụng ephinephrin và các biện pháp khẩn cấp khác.

Trước khi dùng thuốc cefamandole bạn nên lưu ý điều gì?

Trước khi sử dụng axit nalidixic, bạn nên nói với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú
  • Bạn đang dùng bất cứ loại thuốc theo toa hoặc không theo toa thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng
  • Bạn bị dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc các chất khác
  • Nếu bạn có bệnh Alzheimer, một chứng bệnh hệ thống thần kinh trung ương, xơ cứng động mạch trong não, tăng áp lực trong não, vấn đề về gan, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, các vấn đề về thận nghiêm trọng hoặc có tiền sử gia đình về các vấn đề nhịp tim.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc cefamandol cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc cefamandol trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Cefamandole được bài tiết vào sữa mẹ với lượng nhỏ. Các tác dụng phụ ở trẻ bú mẹ không chắc chắn.

Tương tác thuốc

Thuốc cefamandole có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc cefamandole có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc cefamandole?

Cefamandol có thể tương tác với tình trạng sức khỏe của bạn. Sự tương Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc cefamandol. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào như: bệnh tim hoặc rối loạn nhịp tim, bệnh động mạch vành, bệnh thận hoặc bệnh gan.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Cefamandole như thế nào?

Mandol ổn định 24 giờ ở nhiệt độ phòng (25oC) và 96 giờ nếu bảo quản trong tủ lạnh (5oC). Trong thời gian bảo quản ở nhiệt độ phòng, carbon dioxide tạo ra bên trong lọ sau khi pha.

Dung dịch Mandol (cefamandole) trong nước vô khuẩn để tiêm, 5% dextrose hay 0,9% NaCl được làm lạnh ngay sau khi pha trong lọ thông thường có thể ổn định về mặt vật lý trong 6 tháng khi được lưu trữ ở -20°C. Nếu sản phẩm được làm ấm (tối đa là 37°C) và chú ý không được làm ấm tiếp sau khi đã tan hoàn toàn. Khi đã tan, thuốc kháng sinh cefamandol không được làm đông lạnh lại lần nữa.

Dạng bào chế

Thuốc cefamandole có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc cefamandole có dạng và hàm lượng: dung dịch tiêm cefmandole: 1g/5ml

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cefamandole. https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Cefamandole. Ngày truy cập 06/07/2021.

Use of cefamandole in the treatment of soft tissue and skeletal infections. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7338190/. Ngày truy cập 06/07/2021.

Cefamandole. https://www.sciencedirect.com/topics/chemistry/cefamandole. Ngày truy cập 06/07/2021.

Cefamandole. http://www.antimicrobe.org/drugpopup/Cefamandole.htm. Ngày truy cập 06/07/2021.

Pharmacokinetics of Cefamandole in Patients with Normal and Impaired Renal Function. https://journals.asm.org/doi/10.1128/AAC.11.2.262. Ngày truy cập 06/07/2021.

Phiên bản hiện tại

06/07/2021

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Thư Phạm


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng máu (Nhiễm khuẩn huyết)

Bệnh thứ năm hay ban đỏ nhiễm khuẩn là gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 06/07/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo