backup og meta

Benfotiamine

Benfotiamine

Tác dụng

Tác dụng của thuốc benfotiamine là gì?

Benfotiamine được dùng cho các bệnh liên quan đến hạ thiamine (hội chứng thiếu hụt thiamine), bao gồm bệnh beriberi (bệnh tê phù) và viêm dây thần kinh kết hợp với bệnh pellagra hoặc mang thai.

Thiamine cũng được sử dụng để điều trị các vấn đề tiêu hóa bao gồm chán ăn, viêm loét đại tràng và tiêu chảy liên tục.

Thiamine cũng được sử dụng để điều trị AIDS và suy giảm hệ miễn dịch, bệnh đái tháo đường, bệnh tim, nghiện rượu , lão hóa, hội chứng tiểu não, lở loét tai, vấn đề thị lực như đục thủy tinh thểtăng nhãn áp, say tàu xe và cải thiện hiệu năng thể thao. Các tác dụng khác bao gồm phòng ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh thận ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Một số người sử dụng thiamine để duy trì tinh thần tích cực; tăng cường khả năng học tập; tăng năng lượng; giảm căng thẳng; và ngăn ngừa mất trí nhớ, bao gồm cả bệnh Alzheimer.

Các chuyên gia sức khỏe dùng thuốc thiamine để điều trị rối loạn trí nhớ gọi là hội chứng bệnh não Wernicke, hội chứng thiếu hụt thiamine khác ở những người bệnh nặng, cai rượu, và hôn mê.

Benfotiamine có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc có dạng viên bao đường dùng đường uống với hàm lượng benfotiamine 150mg.

Cách bảo quản thuốc

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

cách dùng thuốc benfotiamine 150mg

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng benfotiamine cho người lớn như thế nào?

Trừ khi được kê toa, liều ban đầu thường từ 300-450mg benfotiamine tùy thuộc mức độ nặng của bệnh thần kinh trong thời gian tối thiểu 4-8 tuần. Uống 1 viên/lần, ngày 2-3 lần.

Thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào mức độ đáp ứng điều trị.

Liều dùng benfotiamine cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng thuốc benfotiamine

Uống thuốc với 1 ly nước, cách xa các bữa ăn.

Tác dụng phụ

Các cách tự kiểm tra huyết áp tại nhà chính xác

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng benfotiamine?

Benfotiamine an toàn khi dùng bằng đường uống với lượng thích hợp, mặc dù các phản ứng dị ứng hiếm gặp và kích ứng da đã xảy ra. Tiêm tĩnh mạch cũng an toàn cho bệnh nhân và được tiêm bởi bác sĩ. Benfotiamine là một sản phẩm kê toa được FDA phê duyệt.

Thuốc này có thể không hấp thụ vào cơ thể ở một số người có vấn đề về gan, uống nhiều rượu, hoặc có các bệnh khác.

Benfotiamine có thể gây hạ huyết áp. Cần thận trọng ở những người có huyết áp thấp hoặc những người đang dùng các loại thuốc trị tăng huyết áp.

Thuốc benfotiamine có thể gây buồn ngủ, kích thích, thay đổi miễn dịch, tăng nguy cơ ung thư, giãn cơ, chống co giật (khi được tiêm vào tĩnh mạch hay não), kích ứng da (nóng rát hoặc ngứa), nhịp tim chậm, thay đổi cân nặng và giãn nở các mạch máu.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo

trao đổi với bác sĩ về cách dùng thuốc

Trước khi dùng benfotiamine bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng benfotiamine, bạn nên:

  • Báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với benfotiamine hoặc bất kỳ loại thuốc, thảo dược nào khác.
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ thuốc, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng.
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc N đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

tương tác thuốc

Benfotiamine có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Tương tác có thể xảy ra khi dùng chung với các thuốc: digoxin, thuốc lợi tiểu, thuốc chống động kinh (phenytoin), tetracycline, thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Cần thận trọng khi sử dụng chung với các thuốc làm hạ đường huyết. Những người dùng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường hoặc insulin nên được nhân viên y tế theo dõi chặt chẽ, bao gồm cả dược sĩ. Điều chỉnh liều lượng thuốc khi cần thiết.

Benfotiamine cũng có thể tương tác với:

  • Các thuốc tác động lên hệ miễn dịch, nâng cao hiệu lực chơi thể thao, thông đường tiểu, điều trị nhiễm retrovirus (HIV), làm giãn nở mạch máu
  • Thuốc trị các rối loạn tim, hội chứng cai rượu
  • Thuốc bệnh Alzheimer
  • Các thuốc kháng axit , kháng sinh
  • Thuốc trị ung thư, thuốc an thần, thuốc ngừa thai
  • Dextrose, dichloroacetate, flumazenil, ifosfamide, metformin, naloxone
  • Thuốc thần kinh, các thuốc ức chế thần kinh cơ, thuốc giảm đau, thuốc điều hòa tim
  • Phenytoin, hormon tuyến giáp
  • Các thuốc giảm cân
  • Thuốc lá

Cần thận trọng khi sử dụng các loại thảo dược hoặc thực phẩm chức năng có thể làm giảm đường huyết. Cần phải theo dõi mức đường huyết, liều lượng thuốc của bạn có thể cần thay đổi.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới benfotiamine không?

Cà phê và trà

Tannin trong cà phê và trà có thể phản ứng với thiamine, chuyển thành một dạng khó hấp thụ đối với cơ thể, có thể dẫn đến thiếu hụt thiamine. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự tương tác giữa cà phê và trà và thiamine có thể không quan trọng trừ khi chế độ ăn uống ít thiamine hoặc vitamin C. Vitamin C ngăn chặn sự tương tác giữa thiamine và tannin trong cà phê và trà.

Hải sản

Cá nước ngọt và động vật có vỏ chứa hóa chất làm phân hủy thiamine. Ăn nhiều cá sống hoặc sò ốc có thể gây thiếu hụt thiamine. Tuy nhiên, vẫn có thể ăn cá và hải sản nấu chín vì không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến thiamine. Khi nấu chín, nhiệt độ phá hủy các hóa chất gây biến đổi thiamine.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến benfotiamine?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Khẩn cấp/ Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Benfotiamine. http://www.mims.com/India/drug/info/benfotiamine/?type=brief&mtype=generic Ngày truy cập 29/1/2021

Phiên bản hiện tại

29/01/2021

Tác giả: Thương Trần

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Ngà Trương


Bài viết liên quan

Trẻ uống thuốc hạ sốt, sau 30 phút nhưng nhiệt độ vẫn chưa giảm thì phải làm gì?

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Lưu ý khi sử dụng thuốc | Hello Bacsi x SANOFI


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Thương Trần · Ngày cập nhật: 29/01/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo