backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Sodium Oxybate

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

Sodium Oxybate

Tên hoạt chất: Sodium Oxybate

Công dụng thuốc Sodium Oxybate

Công dụng thuốc Sodium Oxybate là gì?

Sodium Oxybate được sử dụng để điều trị chứng ngủ rũ, một tình trạng buồn ngủ ban ngày nghiêm trọng. Sodium oxybate có thể làm giảm cơn buồn ngủ ban ngày và số lần uể oải cơ bắp ở những bệnh nhân bị chứng ngủ rũ. Sodium oxybate là chất ức chế hệ thần kinh trung ương, còn được gọi là gamma hydroxybutyrate (GHB).

Liều dùng thuốc Sodium Oxybate

Thông tin được cung cấp không thay thế cho bất kỳ lời khuyên y tế nào. Bạn nên luôn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng Sodium Oxybate.

Liều lượng sử dụng Sodium Oxybate dành cho người lớn?

Bạn dùng liều đầu tiên trước khi đi ngủ và liều thứ hai được thực hiện 2,5 – 4 giờ sau liều đầu tiên. Bác sĩ có thể kê đơn bắt đầu với liều thấp và dần dần tăng liều trong vòng 2 tuần một lần.

Liều lượng sử dụng Sodium Oxybate cho trẻ em?

Liều lượng chưa được thành lập ở trẻ em. Thuốc này có thể không an toàn cho con bạn. Điều quan trọng bạn cần hiểu biết đầy đủ sự an toàn của thuốc trước khi sử dụng. Vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cách dùng thuốc Sodium Oxybate

Bạn nên dùng thuốc Sodium Oxybate như thế nào?

Sodium oxybate là thuốc dạng lỏng, thường được dùng 2 lần mỗi đêm vì natri oxybate mất tác dụng sau một thời gian ngắn. Sodium oxybate phải uống khi dạ dày trống, vì vậy bạn cần dùng liều đầu tiên ít nhất 2 giờ sau khi ăn. Sử dụng đồng hồ báo thức để chắc chắn rằng bạn sẽ thức dậy đúng thời gian để uống liều thứ hai. Sodium oxybate có thể gây nhờn thuốc, vì vậy bạn không bỏ hoặc uống nhiều liều hơn so với quy định của bác sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, hãy gọi cho các dịch vụ cấp cứu tại địa phương (115) hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn bỏ lỡ một liều Sodium Oxybate, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu quá gần với liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều thường xuyên theo lịch trình. Không dùng liều gấp đôi.

Tác dụng phụ của Sodium Oxybate

Thuốc Sodium Oxybate có thể gây ra những tác dụng phụ nào?

Sodium Oxybate có thể gây ra các tác dụng phụ như: đái dầm, đau đầu, chóng mặt, cảm giác say rượu, rung lắc không kiểm soát, tê ngứa người, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau lưng, yếu đuối, đổ mồ hôi, mộng du, lo lắng, trầm cảm, ảo giác, khó thở, thường xuyên buồn ngủ

Không phải ai cũng trải qua những tác dụng phụ này. Có thể có một số tác dụng phụ không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ mối quan ngại nào về tác dụng phụ, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng khi dùng Sodium Oxybate

Trước khi dùng Sodium Oxybate, bạn nên lưu ý gì?

Trước khi dùng Sodium Oxybate, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu:

  • Bạn bị dị ứng với Sodium oxybate, bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc thành phần nào trong Sodium Oxybate.
  • Bạn đang dùng các loại thuốc. Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều thuốc của bạn hoặc theo dõi một cách cẩn thận các tác dụng phụ.
  • Bạn bị dehydrogenaseg hoặc semialdehyde succinic (một bệnh di truyền, trong đó một số chất sẽ tích tụ trong cơ thể và gây chậm phát triển).
  • Bạn đang theo chế độ ăn ít muối, từng bị bệnh phổi, khó thở, ngưng thở khi ngủ (một rối loạn giấc ngủ, gây ngừng thở trong thời gian ngắn khi ngủ), động kinh, trầm cảm, suy tim, cao huyết áp, bệnh gan hoặc thận.

Sodium Oxybate có an toàn sử dụng khi đang mang thai hoặc cho con bú không?

Không có nghiên cứu đầy đủ ở phụ nữ để xác định rủi ro khi sử dụng Sodium Oxybate trong khi mang thai hoặc khi cho con bú. Hãy luôn luôn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để cân nhắc những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn trước khi dùng Sodium Oxybate.

Tương tác thuốc Sodium Oxybate

Sodium Oxybate có thể tương tác với những thuốc nào?

Sodium Oxybate có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang dùng, điều này có thể thay đổi cách thức hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ bị các tác dụng phụ nghiêm trọng. Để tránh bất kỳ tương tác thuốc tiềm tàng nào, bạn nên giữ một danh sách tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng (bao gồm thuốc theo toa, thuốc không có toa và các sản phẩm thảo dược) và chia sẻ với bác sĩ và dược sĩ. Vì sự an toàn của bạn, không bắt đầu, tự ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

Thực phẩm hoặc rượu có tương tác với Sodium Oxybate không?

Sodium Oxybate có thể tương tác với thức ăn hoặc rượu bằng cách thay đổi cách thức hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng. Vui lòng thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ bất kỳ tương tác thực phẩm hay rượu nào trước khi sử dụng loại thuốc này.

Tình trạng sức khỏe có thể tương tác với Sodium Oxybate?

Sodium Oxybate có thể tương tác với một số tình trạng sức khỏe. Sự tương tác này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe hoặc thay đổi cách thức hoạt động của thuốc. Điều quan trọng là luôn cho bác sĩ và dược sĩ biết tất cả các tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.

Bảo quản thuốc Sodium Oxybate

Bạn nên bảo quản thuốc Sodium Oxybate như thế nào?

Sodium Oxybate được lưu trữ tốt nhất ở nhiệt độ phòng, tránh xa ánh sáng và độ ẩm trực tiếp. Để ngăn ngừa tổn thương thuốc, bạn không nên cất Sodium Oxybate trong phòng tắm hoặc tủ đá. Sodium Oxybate có thể có các nhãn hiệu khác nhau với các yêu cầu bảo quản khác nhau. Điều quan trọng là luôn luôn kiểm tra nhãn thuốc để được hướng dẫn về cách lưu trữ hoặc hỏi dược sĩ. Vì sự an toàn, bạn nên giữ tất cả các loại thuốc tránh xa trẻ em và vật nuôi.

Bạn không nên xả Sodium Oxybate xuống nhà vệ sinh hoặc đổ chúng vào cống trừ khi được hướng dẫn làm như vậy. Điều quan trọng là loại bỏ sản phẩm đúng cách khi hết hạn hoặc không còn cần thiết nữa. Tham khảo ý kiến ​​dược sĩ để biết thêm chi tiết về cách loại bỏ sản phẩm một cách an toàn.

Dạng bào chế Sodium Oxybate

Sodium Oxybate có những dạng và hàm lượng nào?

Sodium Oxybate có dạng dung dịch uống.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo