backup og meta

DuoPlavin

DuoPlavin

Tên hoạt chất/mỗi viên: clopidogrel 75 mg, axit acetylsalicylic (ASA) 100mg.

Tên thương hiệu: DuoPlavin

Phân nhóm: Thuốc kháng đông, chống kết dính tiểu cầu & tiêu sợi huyết

Tác dụng thuốc DuoPlavin

Tác dụng của thuốc DuoPlavin là gì?

DuoPlavin được dùng để phòng ngừa hình thành cục máu đông trong động mạch xơ cứng có thể dẫn đến tai biến xơ vữa huyết khối (đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc tử vong).

DuoPlavin được dùng thay cho 2 thuốc riêng biệt clopidogrel và axit acetylsalicylic, giúp đề phòng cục máu đông trong đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim.

Liều dùng thuốc DuoPlavin

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc DuoPlavin như thế nào?

Bạn dùng 1 viên mỗi ngày.

Cách dùng thuốc DuoPlavin

Bạn nên dùng DuoPlavin như thế nào?

Bạn nên uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày cùng với một ly nước. Bạn có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm thức ăn.

Nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Điều gì sẽ xảy ra nếu dùng quá liều?

Hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất nếu bạn nghĩ rằng mình đã sử dụng thuốc quá liều.

Tác dụng phụ của thuốc DuoPlavin

Các tác dụng phụ của thuốc DuoPlavin là gì?

Các tác dụng phụ của thuốc gồm: chảy máu, đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, ợ nóng.

Thận trọng khi dùng thuốc DuoPlavin

Trước khi dùng DuoPlavin, bạn cần biết gì?

Thuốc chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Dị ứng/quá mẫn với clopidogrel, ASA hoặc bất kỳ thành phần nào của DuoPlavin.
  • Dị ứng với thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs).
  • Hen suyễn, chảy mũi và polyp mũi.
  • Bệnh đang gây chảy máu.
  • Bệnh gan/thận nặng.
  • Phụ nữ 3 tháng cuối thai kỳ.

Trước khi dùng thuốc, báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn có nguy cơ xuất huyết nội, rối loạn máu khiến dễ xuất huyết nội, thương tích nặng gần đây, mới phẫu thuật gần đây (kể cả nhổ răng), sắp phẫu thuật (kể cả nhổ răng) trong vòng 7 ngày tới, có cục máu đông trong động mạch não xảy ra trong vòng 7 ngày trước, bệnh gan/thận, tiền sử hen hoặc phản ứng dị ứng, bị gút, không dung nạp một số đường.
  • Bạn định dùng này cho trẻ em, thiếu niên dưới 18 tuổi.

Tương tác với thuốc DuoPlavin

DuoPlavin có thể tương tác với những thuốc nào?

Các thuốc tương tác với DuoPlavin gồm:

  • Thuốc uống kháng đông
  • Axit acetylsalicylic, các thuốc kháng viêm không steroid khác
  • Heparin, thuốc tiêm tác dụng giảm đông máu
  • Thuốc ức chế bơm proton
  • Methotrexat
  • Probenecid, benzbromarone, sulfinpyrazone. Fluconazole, voriconazole, ciprofloxacin, chloramphenicol
  • Cimetidin
  • Fluoxetin, fluvoxamin, moclobemide
  • Carbamazepin, oxcarbazepin
  • Ticlopidin.

Bảo quản thuốc DuoPlavin

Bạn nên bảo quản DuoPlavin như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

DuoPlavin có những dạng và hàm lượng nào?

DuoPlavin có dạng viên nén bao phim.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

DuoPlavin. http://www.mims.com/vietnam/drug/info/duoplavin/. Ngày truy cập 25/07/2018

DuoPlavin. https://www.drugs.com/uk/duoplavin.html. Ngày truy cập 25/07/2018

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Uống thuốc Concor lâu dài có tốt không?

Vắc-xin HPV


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo