backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Bị cá đâm làm sao hết nhức? Cách xử trí khi bị cá có gai độc đâm vào tay

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 10/10/2023

Bị cá đâm làm sao hết nhức? Cách xử trí khi bị cá có gai độc đâm vào tay

Những loại cá có gai thường mang nọc độc ở gai vây lưng. Vết thương do bị cá đâm có thể gây đau nhức, khó chịu. Vậy khi bị cá đâm làm sao hết nhức?

Trong tình huống thường ngày, bạn cũng có thể bị một số loài cá phổ biến như cá trê, cá ngát đâm phải khi sơ chế. Vậy khi bị cá đâm phải làm sao? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những cách xử trí khi bị cá đâm vào tay.

Nhận diện vết thương bị cá có gai độc đâm

Vết thương thường có màu đỏ và gây đau cục bộ. Chúng cũng có thể làm cho nạn nhân bị suy nhược, đổ mồ hôi, sốt, nôn, chuột rút, tê liệt hoặc thậm chí bị sốc.

Bị cá đâm có độc không?

Theo Đại học Michigan, các tuyến nọc độc của cá da trơn được tìm thấy cùng với các gai xương, sắc nhọn ở các cạnh của vây lưng và vây ngực. Các gai độc này có thể bị kích hoạt khi cá da trơn cảm thấy bị đe dọa. Khi gai đâm vào kẻ thù, màng bao quanh các tế bào tuyến nọc độc bị rách. Do đó, vết thương do ngạnh cá đâm vào có thể bị nhiễm nọc độc.

Bị cá đâm làm sao hết nhức?

Trong lúc chế biến món ăn, bạn có thể bị ngạnh cá trê, cá ngát đâm vào tay. Nếu không sơ cứu kịp thời, vết thương có thể gây đau nhức, thậm chí nhiễm trùng. Chính vì thế, trang bị kiến thức để biết cách xử lý khi bị ngạnh cá đâm vào tay là vô cùng quan trọng.

Vậy bị cá đâm làm sao hết nhức? Bạn hãy tham khảo những bước xử lý dưới đây:

Sơ cứu

  1. Hãy ngâm vết thương trong nước để làm loãng nồng độ nọc độc
  2. Loại bỏ phần gai còn dính lại trên da
  3. Ngâm vùng bị trúng độc trong nước nóng vừa phải (từ 43-45 độ C) trong vòng 30 phút. Nước nóng sẽ trung hòa những loại nọc độc từ cá hoặc hải đởm. Nhờ đó giúp xoa dịu được cơn đau.

Chú ý, bạn tuyệt đối không hơ lửa vết thương.

Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu:

Đối với vết thương do gai cá đuối gây ra, bạn sẽ gặp trường hợp:

  • Da sẽ bị mở hoác ra
  • Phần gai còn dính lại trên da không thể lấy ra
  • Xuất hiện thêm các triệu chứng hoặc triệu chứng ngày một nặng thêm.

Ngay sau khi sơ cứu tạm thời, bạn cần gọi bác sĩ hoặc cấp cứu ngay lập tức để nhận được sự điều trị chuyên môn và giảm thiểu các rủi ro về sức khỏe do nọc độc của cá.

Bị cá đâm làm sao hết nhức

Có cách nào để phòng ngừa không?

Cách phòng ngừa cá đâm vào da hiệu quả nhất chính là bạn hãy luôn cẩn trọng. Khi chế biến những loại cá da trơn, bạn hãy chú ý loại bỏ phần ngạch và gai của cá ra khỏi cơ thể chúng.

Nếu bạn đang có chuyến đi biển, cách phòng ngừa bị cá có gai độc đâm gồm:

  • Đọc trước những bảng thông báo hay cảnh báo trên bãi biển. Hãy cẩn trọng trước những cảnh báo về sứa hay bất cứ loài nào nguy hiểm nơi đại dương.
  • Tránh xa thuyền đánh cá và đừng xuống nước nếu bạn đang chảy máu. Máu có thể hấp dẫn cá mập từ khoảng cách cả dặm. Nếu bạn nhìn thấy cá mập, hãy ngay lập tức rời mặt nước.
  • Hãy lê chân, đừng bước đi. Nếu bạn đi trong vùng biển nông, hãy đi lê chân để có thể tránh đạp phải các loài động vật. Các loài sống trong nước cũng sẽ nhờ đó mà cảm thấy được bạn đang tới và tránh xa khỏi bạn.
  • Đừng chạm vào các loài sinh vật biển mà bạn không biết. Đừng chạm vào dù đó là một phần cơ thể hoặc dù cho chúng đã chết rồi. Một chiếc xúc tu vẫn có thể trở nên nguy hiểm khi ta đụng vào.
  • Hãy mặc kín đáo. Quần áo có thể bảo vệ bạn khỏi vết chích từ các sinh vật biển và va quẹt với san hô. Các chất trên cơ thể chúng ta có thể kích thích loài sứa. Cho dù là loại quần áo mỏng như quần vớ hoặc kem chống nắng chuyên dụng cũng có thể tạo ra màng bảo vệ da khỏi các loại sứa. Mang giày trong nước cũng là một ý tưởng hay. Tuy nhiên bạn hãy nhớ rằng các loài sinh vật có gai vẫn có thể cắt qua lớp đồ lặn và giày.
  • Kết luận

    Vết thương do các loại da trơn có nọc độc đâm có thể gây hậu quả nặng nề như nhiễm trùng, tổn thương đường hô hấp, hạ huyết áp động mạch, rối loạn nhịp tim… Vì vậy, bạn hãy trang bị kiến thức sơ cứu để biết bị cá đâm vào tay làm sao hết nhức và xử lý ngay khi gặp sự cố.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 10/10/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo