backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Bị bò cạp cắn phải làm sao? Cách chẩn đoán và điều trị ra sao?

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 05/09/2023

Bị bò cạp cắn phải làm sao? Cách chẩn đoán và điều trị ra sao?

Bọ cạp (còn gọi là bò cạp) là loài động vật không xương sống thuộc lớp nhện. Chúng thường được tìm thấy ở các vùng sa mạc, có ngòi độc ở đuôi. Hơn 90% các trường hợp bị bọ cạp cắn thường là ở tay. Khi bị bò cạp cắn, tại vết thương sẽ có các triệu chứng đau và sưng nhẹ. Vậy bị bò cạp cắn phải làm sao?

Thông thường, vết cắn của bò cạp chỉ gây đau đớn và rất hiếm khi gây chết người. Vậy bọ cạp cắn có nguy hiểm không và bị bò cạp cắn phải làm sao? Mời bạn tham khảo cách sơ cứu nhanh mà Hello Bacsi chia sẻ ngay sau đây.

Bò cạp là loài động vật gì?

Trước khi tìm hiểu bị bò cạp cắn phải làm sao; chúng ta cần tìm hiểu về loài động vật này.

1. Đặc điểm của loài bò cạp

Theo Bọ cạp là loài chân đốt ăn thịt, có 8 chân, thuộc phân ngành Chelicerata, lớp Arachnida, bộ Scorpiones. Trên toàn thế giới, chỉ có khoảng 30 trong số 1.500 loài bọ cạp tạo ra nọc độc đủ để gây tử vong, phân bố ở khắp nơi trên thế giới, phổ biến ở các vùng sa mạc.

Thân bọ cạp chia làm 2 phần: Đầu ngực (đốt thân trước) và bụng (vùng thân sau). Phần bụng bao gồm bụng dưới và đuôi có 6 đốt. Hậu môn của bọ cạp nằm ở đốt cuối cùng có mang nọc độc.

2. Nọc độc của bò cạp

Nọc độc của hầu hết các loài bò cạp nằm ở đốt cuối cùng trên thân bò cạp. Đốt này gồm có một túi chứa, một cặp tuyến độc và một mũi tiêm nọc độc vào con mồi.

Nọc độc của đa số các loài bò cạp ở Việt Nam đều gây ảnh hưởng đến thần kinh của “nạn nhân”. Người bị bò cạp cắn thường bị đau nhức dữ dội, tê cứng hoặc sưng phồng ở vết thương và khu vực gần đó. 

Những độc tố đó chứa một lượng nhỏ natri, cation kali và protein. Bò cạp dùng nọc độc để giết hoặc làm tê liệt con mồi. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, nọc độc này không gây nguy hại đến tính mạng của người bị bò cạp cắn. 

Chẩn đoán dấu hiệu bị bò cạp cắn

Để biết bị bò cạp cắn phải làm sao; chúng ta cần biết các dấu hiệu và triệu chứng nhẹ khi bị bò cạp cắn bao gồm:

  • Đau nhức, có thể khá dữ dội
  • Sưng nhẹ xung quanh vết cắn.
  • Tê và ngứa râm ran xung quanh vết cắn

Các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng bao gồm:

  • Nôn mửa
  • Cơ co giật
  • Đổ mồ hôi
  • Chảy nước dãi
  • Tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp
  • Cử động đầu, cổ và mắt bất thường
  • Bồn chồn, khó chịu hoặc quấy khóc (ở trẻ em).
  • Tim đập nhanh hoặc nhịp đập không ổn định (loạn nhịp tim)
bọ cạp cắn bôi gì
Bị bò cạp cắn phải làm sao?

Bị bò cạp cắn phải làm sao? Cách sơ cứu nhanh

Bị bò cạp chích thì phải làm sao? Dưới đây là những bước giúp bạn xử lý vết cắn hiệu quả và cách trị bò cạp cắn:

  • Rửa vết đốt bằng xà phòng và nước, đồng thời tháo tất cả đồ trang sức ra vì mô sưng lên có thể cản trở quá trình lưu thông máu.
  • Hãy chườm mát lên khu vực bị ảnh hưởng trong 10 phút.
  • Sau đó nghỉ 10 phút và chườm lại nếu cảm thấy khó chịu. Chườm lạnh sẽ giúp làm dịu cơn đau do bọ cạp chích hiệu quả.
  • Bị bọ cạp cắn phải làm sao cho hết nhức? Chườm lạnh khi sơ cứu sẽ hạn chế tình trạng nhức ở vết thương. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cảm thấy vết thương bị nhức sau khi bò cạp cắn, bạn có thể dùng thuốc giảm đau. Bạn hãy lưu ý 2 điều sau khi dùng thuốc:

  • Có thể dùngAcetaminophen (Tylenol) 1-2 viên mỗi 4 giờ để giảm đau.
  • Tránh dùng aspirin và ibuprofen (Advil, Motrin) vì những loại thuốc này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác.
  • Lưu ý khi trẻ em dưới 5 tuổi bị bọ cạp đốt: Sau khi sơ cứu nhanh, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được chăm sóc đặc biệt.

    Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

    Người bị bò cạp cắn phải làm sao và khi nào đến gặp bác sĩ? Hầu hết các trường hợp bị bọ cạp đều không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, người bị bọ cạp cắn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu:

    • Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng
    • Đối tượng bị cắn là trẻ em.

    Trong một số ít trường hợp, việc bị bọ cạp cắn có thể gây ra phản ứng dị ứng nguy hiểm gọi là sốc phản vệ, có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra nếu bạn đã từng bị bọ cạp cắn trước đó. Các dấu hiệu của sốc phản vệ bao gồm phát ban, khó thở, buồn nôn và nôn. Do đó, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu này sau khi bị bọ cạp cắn, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

    Cách phòng tránh bị bò cạp cắn

    bị bò cạp cắn phải làm sao

    Vậy để ngăn ngừa bị bò cạp cắn phải làm sao? Bọ cạp thường có xu hướng ẩn nấp ở bụi rậm và tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nếu bạn sống trong khu vực thường có bọ cạp, để tránh bắt gặp chúng, bạn hãy:

    • Loại bỏ thùng rác, khúc gỗ, các tấm biển, đá, gạch và những nơi bọ cạp có thể trú ẩn xung quanh nhà bạn
    • Cắt cỏ, tỉa các bụi cây và cành cây nhô ra để tránh tạo thành đường dẫn cho bọ cạp lên mái nhà
    • Bịt kín các vết nứt, sử dụng các dải cao su chống thoát khí ở cửa ra vào và cửa sổ, sửa chữa các vết rách trên cửa
    • Không dự trữ củi bên trong nhà
    • Khi đi bộ đường dài hoặc cắm trại, hãy mặc áo dài tay, quần dài và kiểm tra túi ngủ trước khi sử dụng. Hãy kiểm tra quần áo của bạn, lắc giũ giày trước khi đi và luôn luôn mang giày trong mọi trường hợp.
    • Khi đi du lịch nước ngoài – đặc biệt là nếu bạn đi cắm trại hoặc ở trong nhà thô sơ, nhớ thường xuyên giũ quần áo, bộ đồ giường, các gói hành lí và ngủ trong màn chống muỗi. Nếu bạn bị dị ứng vết đốt do côn trùng, hãy mang theo dụng cụ tiêm epinephrine, ví dụ như EpiPen.

    Bị bò cạp cắn có sao không? Bị bò cạp cắn phải làm sao? Bị bò cạp cắn tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây đau nhức rất khó chịu. Do đó, bạn hãy luôn cẩn trọng để tránh bị loài vật này tấn công. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc biết bọ cạp chích phải làm sao. Trường hợp lỡ bị cắn, hãy áp dụng các cách sơ cứu ở trên để vết thương mau lành nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 05/09/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo