Tác dụng của đi bộ nhanh dần còn áp dụng cho những người đang hồi phục sau các bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên bạn luôn cần những đánh giá và hướng dẫn từ bác sĩ để thực hiện bài tập một cách an toàn.
Nếu bị mắc bệnh tim, bạn nên tìm gặp bác sĩ để kiểm tra về mức độ an toàn trước khi thực hiện bài tập đi bộ nhanh. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện bài kiểm tra căng thẳng để theo dõi ảnh hưởng của việc tập thể dục đến tốc độ và nhịp tim của bạn.
3. Tác dụng của đi bộ nhanh giúp hạ huyết áp
Những tác dụng của đi bộ nhanh lên hệ tim mạch và huyết áp có tác động tương hỗ lẫn nhau. Như đã nói bên trên, đi bộ nhanh giúp tim khỏe, đập nhịp nhàng và ổn định hơn. Việc trái tim không cần gồng mình lên để bơm máu là yếu tố quan trọng trong phòng ngừa và chữa trị cao huyết áp.

Ngoài ra, lợi ích của đi bộ nhanh trong giảm mỡ máu còn giúp cho thành mạch máu không bị thu hẹp và có độ đàn hồi tốt. Điều này giúp máu lưu thông dễ dàng, giảm sức ép máu lên thành mạch. Điều này ngược lại sẽ giảm được gánh nặng cho tim và về lâu dài giữ huyết áp ở mức ổn định.
Đi bộ nhanh trong 30 – 45 phút từ 5 – 6 ngày/1 tuần sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp. Bạn có thể kết hợp thêm một hoạt động thể thao yêu thích để hỗ trợ giảm huyết áp như đi bộ, bơi lội, đạp xe, chạy bộ, nâng tạ…
Trong khi luyện tập, bạn hãy để cơ thể của mình đổ nhiều mồ hôi nhưng không đến nỗi bị hụt hơi hoặc không thể trò chuyện khiến bạn tăng nguy cơ bị chấn thương.
4. Tác dụng của đi bộ nhanh với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2
Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, đi bộ nhanh là một bài tập vừa sức. Tác dụng của đi bộ nhanh trong tiêu thụ và giảm nồng độ glucose máu sẽ tăng độ nhạy glucose của hormone insulin. Bài tập đi bộ nhanh sẽ giúp đối kháng lại tình trạng thiếu vận động ở bệnh nhân tiểu đường thông qua làm săn chắc cơ bắp mà lại ít tạo áp lực cho các khớp xương. Lợi ích của đi bộ nhanh còn nằm ở việc giải tỏa thái độ tiêu cực và khiến người bệnh lạc quan hơn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!