Bạn có thể thử sức với những tư thế đòi hỏi độ dẻo dai cao hơn như tư thế chim bồ câu trong yoga khi đã dần quen với bộ môn này. Đây là tư thế có thể giúp bạn mở rộng phần hông rất tốt để đỡ mệt mỏi hơn sau một ngày phải ngồi nhiều.
Bạn có thể thử sức với những tư thế đòi hỏi độ dẻo dai cao hơn như tư thế chim bồ câu trong yoga khi đã dần quen với bộ môn này. Đây là tư thế có thể giúp bạn mở rộng phần hông rất tốt để đỡ mệt mỏi hơn sau một ngày phải ngồi nhiều.
Tư thế chim bồ câu trong yoga (Eka Pada Rajakapotasana) là tư thế giúp bạn mở rộng hông. Đây là tư thế yoga cho người tập ở mức trung cấp với động tác gập người hơi khó thực hiện đối với một số người. Vậy nên, bạn có thể sẽ cần một chút thời gian làm quen để có thể thực hành thoải mái tư thế này.
Tư thế chim bồ câu trong yoga có tác dụng chính là giúp bạn mở rộng phần hông, kéo giãn các cơ ở đùi, háng, lưng, cơ hình lê và cơ thắt lưng. Động tác duỗi chân ra phía sau giúp bạn kéo giãn cơ hình lê và cơ thắt lưng chậu. Đối với động tác gấp chân đằng trước, các cơ xoay và hông ngoài sẽ được kéo giãn.
Vậy nên, đây là tư thế yoga thích hợp cho những ai phải ngồi quá nhiều và muốn thư giãn phần hông của mình. Tư thế yoga này cũng giúp bạn chuẩn bị cho những tư thế yoga ngồi và gập lưng khác.
Có một vài cách khác nhau để tiếp cận tư thế chim bồ câu trong yoga. Một trong những cách đơn giản nhất là vào tư thế bồ câu từ tư thế chó úp mặt, một tư thế yoga cơ bản. Tư thế chó úp mặt là tư thế bạn chống người bằng hai tay và hai chân còn hông thì nâng cao để tạo thành chữ V ngược. Khi đã ở trong tư thế này, bạn tập theo các bước sau:
Nếu chưa quen với tư thế này, bạn có thể dừng lại ở đây. Còn nếu cảm thấy có thể tập tiếp, bạn hãy thực hành các bước sau:
Bạn có thể điều chỉnh tư thế chim bồ câu sao cho phù hợp nhất với khả năng của mình bằng cách kéo giãn các cơ nhiều hơn hoặc ít hơn khi tập. Khi tập động tác này, đầu gối sẽ không chịu tác động nào và bạn cũng sẽ không thấy đau. Nếu cảm thấy khó chịu, bạn có thể đã tập sai tư thế.
Đối với tư thế bồ câu, bạn có thể áp dụng một số thay đổi hay thực hành một số biến thể tùy vào sức tập của mình. Những ai mới bắt đầu hay đã tập yoga lâu đều có thể điều chỉnh tư thế chim bồ câu theo cách riêng.
Để tư thế bồ câu thoải mái và hiệu quả hơn cho người mới bắt đầu, bạn có thể lưu ý một số điều sau khi tập:
Nếu bạn đã đủ dẻo dai, hãy chỉnh ống chân phải song song hơn với cạnh trước của tấm thảm. Sau đó, bạn cũng có thể tập thêm các bước sau:
Nếu cảm thấy tư thế chim bồ câu trong yoga không phù hợp, bạn có thể thay bằng tư thế mắc kim (Succirandrasana). Ngoài ra, bạn cũng cần tránh tư thế chim bồ câu nếu có bất kỳ chấn thương đầu gối hoặc vấn đề về hông nào để an toàn hơn.
Bạn cần tránh một số lỗi sau để tận dụng tối đa lợi ích của tư thế bồ câu:
Tư thế chim bồ câu trong yoga sẽ giúp bạn giảm bớt mệt mỏi khi phải ngồi quá nhiều tại bàn làm việc cả ngày. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ cách tập tư thế yoga này để không làm ảnh hưởng tới các khớp trong cơ thể và bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy tránh tập tư thế bồ câu nếu đầu gối hay lưng có vấn đề nhé.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!