backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) là gì? Tại sao lối sống này lại trở nên phổ biến?

Tham vấn chuyên môn: Chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm · Tham vấn tâm lý · Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam


Tác giả: Lê Phương Thảo · Ngày cập nhật: 26/12/2023

    Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) là gì? Tại sao lối sống này lại trở nên phổ biến?

    Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) là gì? Một trường phái triết học cổ xưa có liên quan gì đến những vấn đề của cuộc sống hiện đại ngày nay? Lối sống khắc kỷ có phải là bí quyết sống thanh thản trong thời đại công nghệ hiện đại hay không?

    Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) là một trường phái tư tưởng phát triển mạnh mẽ trong lịch sử Hy Lạp và La Mã thời cổ đại. Đây là một trong những triết lý cao cả và cao siêu nhất trong lịch sử của nền văn minh phương Tây. Triết lý này dành cho những người bình thường trên thế giới, không phải chỉ dành riêng cho những quý tộc có học thức, những triết gia, hay những nhà hiền triết sống ẩn dật sâu trên núi. 

    Với tốc độ truyền thông nhanh chóng của thời 4.0, ngày nào chúng ta cũng phải đối mặt với những tin buồn. Từ khủng bố, cháy rừng, ô nhiễm môi trường, tới cướp-giết-hiếp, làm sao để cân bằng nội tâm giữa vô vàn biến động của thế giới?

    Thật ra bí quyết sống thanh thản trong cả thời loạn lẫn thời bình đã được khám phá từ rất lâu rồi. Đó là stoicism – chủ nghĩa khắc kỷ.

    Với tốc độ truyền thông nhanh chóng của thời 4.0, ngày nào chúng ta cũng phải đối mặt với những tin buồn. Từ khủng bố, cháy rừng, ô nhiễm môi trường, tới cướp-giết-hiếp, làm sao để cân bằng nội tâm giữa vô vàn biến động của thế giới?

    Thật ra bí quyết sống thanh thản trong cả thời loạn lẫn thời bình đã được khám phá từ rất lâu rồi. Đó là stoicism – chủ nghĩa khắc kỷ.

    Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius – một triết học gia Khắc kỷ.

    Chủ nghĩa khắc kỷ là gì?

    Chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism) là một trường phái triết học được khai sinh ở Athens khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên.

    Sứ mệnh của chủ nghĩa khắc kỷ là rèn luyện tinh thần con người cứng rắn và bình tĩnh hơn khi đối mặt với những nỗi đau và áp lực trong cuộc sống.

    Quan điểm của chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng, sở dĩ ta đau khổ là vì ta đã chọn sai cách trong việc nhận định các vấn đề. “Khắc kỷ” không có nghĩa là nghiêm ngặt hay khổ hạnh. Trái lại, chủ nghĩa này cho rằng để tiến tới hạnh phúc, chúng ta cần sống hòa hợp với bản chất con người và thế giới.

    Chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng để tiến tới hạnh phúc, chúng ta cần sống hòa hợp với bản chất con người và thế giới.

    Làm rõ những nội dung chính của chủ nghĩa khắc kỷ

    Chủ nghĩa khắc kỷ khái quát cuộc sống làm 3 phần:

    • Những gì ta có thể kiểm soát (hành động và suy nghĩ của bản thân);
    • Những điều ta không thể kiểm soát (những yếu tố tự nhiên và hành động của người khác);
    • Những gì ta có thể kiểm soát một phần (những công việc có sự tham gia của người khác).

    Một triết lý quan trọng của chủ nghĩa khắc kỷ là đừng cố kiểm soát những gì xảy đến với bạn, vì đơn giản là bạn không thể. Thay vào đó hãy kiểm soát phản ứng của mình trước những sự việc đó.

    Những nhà hiền triết của chủ nghĩa này khuyên chúng ta rằng nên phớt lờ nhóm 2, tập trung vào nhóm 1 và lên kế hoạch cho nhóm 3. 

    Một triết lý quan trọng của chủ nghĩa khắc kỷ là tập trung vào những gì có thể kiểm soát và phát triển những đức tính cần thiết để đương đầu với nghịch cảnh trong cuộc sống với một tinh thần bình yên và kiên cường

    Những nhà triết gia nổi tiếng của chủ nghĩa khắc kỷ:

    • Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius
    • Nhà viết kịch và cố vấn chính trị Lucius Anneus Seneca the Younger
    • Người nô lệ trở thành người thầy lỗi lạc Epictetus

    Bạn có thể quan tâm:

    Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa khắc kỷ

    Nguyên tắc chính của Stoicism là chấp nhận sự thật rằng chúng ta không thể kiểm soát thế giới bên ngoài. Nhưng chúng ta có thể đạt được sự thanh thản, hạnh phúc bằng cách tập trung vào những gì nằm trong tầm kiểm soát, bao gồm niềm tin và hành động của chúng ta. 

    Epictetus viết trong đoạn mở đầu cuốn sách The Enchiridion của ông như sau: một số thứ nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta và những thứ khác thì không. Những thứ nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta là quan điểm, mong muốn, ác cảm – bất cứ điều gì là hành động của chính chúng ta. Những thứ không nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta là thân thể, tài sản, danh tiếng, mệnh lệnh – bất cứ điều gì không phải hành động của chính chúng ta.

    Mục tiêu chính của người theo chủ nghĩa Khắc kỷ là học cách tự kiểm soát bản thân khỏi những phản ứng cảm xúc, đặc biệt là những cảm xúc có hại như: tức giận, ghen tị, đố kỵ,… Về bản chất, nó liên quan đến việc sống theo lý trí hơn là cảm xúc. Stoicism dạy chúng ta cách sống tốt ngay cả khi phải đối mặt với sự không chắc chắn và căng thẳng.

    Đối với những người theo chủ nghĩa khắc kỷ, con đường dẫn đến hạnh phúc của họ dựa trên một số nguyên tắc cốt lõi:

    • Sự kỷ luật để ngăn chặn bản thân khỏi bị kiểm soát bởi ham muốn lạc thú hoặc sợ hãi, đau đớn và đau khổ
    • Phân biệt được điều gì nằm trong tầm ảnh hưởng của mình và điều gì không
    • Khả năng nhìn nhận bản thân, thế giới và con người một cách khách quan và chấp nhận bản chất của nó như nó vốn có
    • Sự trân trọng và biết ơn mọi thứ đang được nhận.

    Bạn có thể quan tâm:

    Tại sao chủ nghĩa khắc kỷ lại trở nên phổ biến?

    Đại dịch Covid-19 đột nhiên ập tới, nền kinh tế toàn cầu suy giảm kéo theo việc giảm thu nhập, mất việc, nguy cơ phá sản chực chờ,… Khái niệm thế giới VUCA đã được xác lập với việc thỏa mãn 4 điều kiện: biến động, không chắc chắn, phức tạp, mơ hồ. Trong bối cảnh này, khả năng con người bị “vùi dập” và chịu tổn thương cả về mặt vật chất và tinh thần rất cao.

    chủ nghĩa khắc kỷ

    Đây chính là lúc chủ nghĩa khắc kỷ phát triển mạnh mẽ bởi 2 lý do chính: 

    • Đầu tiên, nó hướng dẫn ta chịu trách nhiệm về cách nhìn nhận mọi việc của mình –  nguyên nhân thực sự của sự đau khổ. Thay vì đổ lỗi cho thế giới hoặc người khác về hoàn cảnh tồi tệ hoặc tâm trạng tồi tệ của mình, chúng ta được trao quyền để chấp nhận rằng chính chúng ta là người tạo ra hạnh phúc cho mình. Ngoài ra, không còn một ai. Vì vậy, khả năng tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và hạnh phúc nằm ở những lựa chọn mà chúng ta đưa ra cũng như cách phản ứng của ta với nỗi đau và áp lực. 
    • Thứ hai, nó vạch ra ranh giới giữa những gì chúng ta có thể làm và những gì chúng ta không có quyền kiểm soát. Nhiều người đau khổ vì cố gắng kiểm soát những điều trong cuộc sống mà theo lẽ thường tình, con người không thể kiểm soát được. Tất nhiên, hậu quả là con người cảm thấy bất lực, cay đắng và phẫn nộ. Những thứ chúng ta có thể kiểm soát được rất ít: suy nghĩ, niềm tin, nhận thức và hành động của chính mình. 

    Khi làm như vậy, chúng ta phát triển một tư duy kiên cường, có khả năng vượt qua những cơn bão của cuộc sống bằng sự mạnh mẽ và điềm tĩnh. Song song đó, sự dũng cảm bên trong cũng cho chúng ta quyền tự do điều hướng thế giới của mình và không bị lay chuyển bởi sự may mắn hay những thay đổi bất chợt của hoàn cảnh.

    Về bản chất, chủ nghĩa khắc kỷ kêu gọi chúng ta tham gia hành trình khám phá bản thân, sử dụng hạnh phúc nội tại để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp. Triết học khắc kỷ tập trung vào giải quyết những vấn đề thường ngày của mỗi cá nhân nên trong thực tế, nó rất có ích cho con người, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay. 

    Thực hành chủ nghĩa khắc kỷ như thế nào?

    Triết lý khắc kỷ thực sự có thể là một phương pháp thay đổi quỹ đạo cuộc sống của bạn. Thông qua sự bồi đắp về trí tuệ, sự bình yên trong nội tâm cùng với khả năng phục hồi, thích nghi trong mọi hoàn cảnh, nó cung cấp cho chúng ta sức mạnh để vượt qua sự phức tạp của cuộc sống hiện đại. Dưới đây là một vài hướng dẫn đơn giản để bạn có thể bắt đầu thực hành lối sống này: 

    Chấp nhận sự thay đổi và vô thường

    Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ khiến công việc biến đổi không ngừng; một kỹ năng được đánh giá cao ngày hôm qua có thể đã trở thành lỗi thời ngày hôm nay. Trong bối cảnh đó, khả năng thích ứng và phục hồi là cốt lõi để thành công. Chủ nghĩa Khắc kỷ có thể giúp bạn phát triển các phẩm chất này. Thay vì chống lại, những người theo thuyết Khắc kỷ chấp nhận rằng sự thay đổi là tự nhiên và cần thiết cho tồn tại. Khi sự thay đổi là tiêu cực (ví dụ: một đồng nghiệp thân thiết nghỉ việc), các nhà triết học Khắc kỷ nói rằng, những đau khổ mà chúng ta đang trải qua đến từ việc chúng ta không chấp nhận sự thay đổi. Thay vì buồn bã, ủ rũ vì người bạn rời đi; chúng ta nên nắm lấy những cơ hội mà đồng nghiệp mới có thể mang đến.Nhận ra rằng một số thứ nằm trong tầm kiểm soát của bạn, trong khi một số thứ khác thì không. Tập trung năng lượng để giải quyết những vấn đề bạn có thể tác động đến như suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình, hơn nữa, chấp nhận những điều không thể thay đổi. 

    Phương pháp giảm stress này khá tương đồng với các nghiên cứu tâm lý học hiện đại: việc diễn đạt lại một tình huống theo góc nhìn mới là một thành phần quan trọng trong việc quản lý cảm xúc và cơn giận. Các vị triết gia đưa ra những kết luận lý tính: cái vừa mất có thể dễ dàng thay thế; để tránh sự việc lặp lại, ông nên mua một chiếc đèn rẻ tiền hơn (bằng đất nung thay vì bằng sắt) và không đáng để đấu cùng một kẻ trộm chuyên nghiệp trong việc xem ai cảnh giác hơn (kẻ trộm mạnh hơn tôi). Việc làm rõ khả năng kiểm soát giữa những gì có thể và không thể đã giúp chúng ta cảm thấy thanh thản hơn, giảm stress hiệu quả tức thì.

    Dự đoán trước kết quả để lập kế hoạch “Suy tính trước những điều xấu xa” (Premeditatio Malorum)

    Là một dạng bài tập được thực hiện thường xuyên bởi các triết gia trường phái Khắc kỷ cổ xưa bao gồm Marcus Aurelius, Seneca và Epictetus. Mục tiêu của bài tập này là hình dung những điều tiêu cực có thể xảy ra trong cuộc sống. William B Irvine viết trong cuốn “A Guide to the Good Life”, Premeditatio Malorum liên quan đến việc “suy nghĩ về những điều bạn đánh giá cao nhất trong cuộc sống; sau đó tưởng tượng về việc sẽ đánh mất những điều đó”. Quá trình này không chỉ giúp chúng ta đánh giá cao, trân trọng những gì đang có; mà còn giúp dự đoán trước các tình huống xấu nhằm lên kế hoạch tránh những điều này xảy đến. Từ đó, hình thành nuôi dưỡng lòng biết ơn. Nuôi dưỡng lòng biết ơn của mình bằng cách thừa nhận và đánh giá cao những khía cạnh tích cực trong cuộc sống.

    Quản lý thời gian tốt hơn

    Thời gian là thứ quan trọng nhất mà chúng ta có. Vì vậy, theo các nhà Khắc kỷ, chúng ta nên sử dụng thời gian có hạn của mình một cách hiệu quả. Thay vì tập trung vào mọi thứ như nhau, chúng ta nên chọn ra những điều quan trọng nhất và dành thời gian cho nó. Tại nơi làm việc, chúng ta nên giải quyết những nhiệm vụ khó khăn nhất trước tiên. 

    Tăng cường trí tuệ cảm xúc (EQ)

    EQ là cốt lõi của triết lý Khắc kỷ và cũng là chìa khóa để thành công trong môi trường công sở hiện đại. Những người theo Stoicism thông minh về mặt cảm xúc biết rằng họ chỉ phải lo lắng về những gì nằm trong tầm kiểm soát của họ. Như  Marcus Aurelius đã nói: “Bạn có quyền lực đối với tâm trí của mình – không phải các sự kiện bên ngoài. Hãy nhận ra điều này và bạn sẽ tìm thấy sức mạnh”. 

    Nuôi dưỡng lòng biết ơn

    Nuôi dưỡng lòng biết ơn của mình bằng cách thừa nhận và đánh giá cao những khía cạnh tích cực trong cuộc sống. Luôn học bài hoc tích cực , lập trình tư duy cho tiềm thức về những điều biết ơn những thứ được nhận trong đời và sống trong mỗi khoảnh khắc của sự ban phước lành.

    Amor Fati (yêu lấy định mệnh của mình)

    Học cách yêu thương và chấp nhận số phận của mình, bao gồm cả những khó khăn và thử thách sẽ xảy đến. Sống trọn vẹn ở giây phút hiện tại và trân trọng , nâng niu từng người, từng thứ đang có trong đời.

    Giao tiếp với chính mình một cách tích cực

    Các triết gia Khắc kỷ phân biệt rất rõ giữa hai khái niệm “cô đơn” (một mình) và “cô độc” (không có sự giúp đỡ). Việc này rất quan trọng trong việc “đối thoại” với chính bản thân và giảm stress. Epictetus cho rằng không có gì đáng bi quan nếu chúng ta cảm thấy cô đơn, bởi đó là một bản chất thực tế của cuộc sống (mỗi người là một cá thể độc lập). Một người không cô độc chỉ vì có một mình, cũng như không phải ai trong đám đông cũng đều cảm thấy được kết nối. Vì bản chất mỗi người là cô đơn, nên chúng ta không có lý do gì để xấu hổ vì sự cô đơn (ở một mức độ nhất định của mình). Hãy chấp nhận sự cô đơn đó và học cách giao tiếp với chính mình để vượt qua và hồi phục. Bạn có thể một mình ở một số giai đoạn khó khăn của cuộc sống, nhưng không có nghĩa là bạn bất lực trong việc giảm stress cũng như giải quyết các tình huống cuộc sống.

    Sự hài hước là liều thuốc giảm stress hiệu quả

    Epictetus đã từng dí dỏm như sau để giảm stress: “Nếu phải chết ngay lập tức, thì ta đã sẵn sàng; nếu chưa thì giờ ta sẽ đi ăn tối, bởi vì đã đến giờ ăn tối rồi”. Nhà tâm lý học hiện đại như Bill Irvine thì đáp trả những lời chỉ trích bằng câu nói đùa: “Ồ, anh nghĩ bài luận do tôi viết đã lạc đề một cách căn bản ư ? Đấy là do anh chưa đọc bài do mẹ tôi viết thôi!”. Tuy nhiên, chúng ta nên sử dụng sự hài hước để giảm stress một cách sáng suốt: không nên tự giễu trước vấn đề của bản thân (hay tệ hơn là của người khác) hoặc bước qua ranh giới mong manh giữa hài hước và mỉa mai. Kiểu phản ứng ngạo mạn và coi thường như mỉa mai hiếm khi có hiệu quả, và chắc chắn không giúp ích gì trong việc giảm stress mà còn góp phần gia tăng sự căng thẳng.

    người khắc kỷ
    Người khắc kỷ thường sử dụng chánh niệm như một phương pháp tự quan sát cảm xúc, hành vi, lối sống của mình

    Khi kết hợp những phương pháp và nguyên tắc này chúng ta có thể đưa những triết lý khắc kỷ vào cuộc sống hàng ngày của mình. Theo thời gian, điều này sẽ đem đến những thay đổi đáng kể về nhận thức của bạn với thế giới xung quanh.

    Chủ nghĩa khắc kỷ thoạt nhìn có vẻ giống như một triết lý cổ xưa phù hợp với người cổ đại hoặc sự trừu tượng, những người thích sự  hoài niệm hơn là thế hệ mới – cuộc sống hiện đại, cách tân hàng ngày.  nhưng thực tế thì nó chứa đựng những bài học thực tiễn từ cách giảm căng thẳng cho đến cách chúng ta đối xử với nhau. 

    Để chuyển đổi từ lối tư duy thông thường sang chủ nghĩa khắc kỷ sẽ là một chặng đường cần thực tập theo mỗi ngày, mỗi phút giây để đến khi có những tình huống bất ngờ, đặc biệt là những biến cố, bất như ý xảy ra với chúng ta thì chúng ta đã tự hành xử một cách vô thức với tâm thái định tĩnh và bình an đón nhận. Tuy nhiên, mọi hành trình đều bắt đầu từ những bước chân nhỏ nhất, vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu xây dựng lối sống này ngay từ hôm nay.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn chuyên môn:

    Chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm

    Tham vấn tâm lý · Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam


    Tác giả: Lê Phương Thảo · Ngày cập nhật: 26/12/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo