Khi trở nên căng thẳng quá mức, bạn sẽ dễ dàng mất sự kiểm soát cảm xúc và hành động thấu đáo. Thời điểm đó có dễ dàng để bạn suy nghĩ rõ ràng hoặc đưa ra quyết định hợp lý? Để phát triển chỉ số EQ, bạn cần học cách sử dụng cảm xúc để đưa ra những quyết định không mang tính nhất thời.
Để có được khả năng quản lý căng thẳng và duy trì cảm xúc, bạn hãy học cách tiếp nhận điều khiến mình khó chịu mà không bị lấn át bởi cảm xúc. Khi gặp vấn đề, bạn có thể chọn cách tránh thể hiện thái độ và hành vi tiêu cực bằng cách giữ im lặng, uống cà phê, tìm một không gian trống, chia sẻ với người khác…
Việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bạn quản lý cảm xúc, hành vi bốc đồng một cách chủ động, tích cực và thích nghi tốt với sự thay đổi của hoàn cảnh.
2. Tự nhận thức để rèn luyện trí tuệ cảm xúc
target=”_blank”
href=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/08/ren-luyen-tri-tue-cam-xuc1-e1565187264337.png”>
data-event-category=”Image Link” data-event-action=”Click” data-post-id=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/08/ren-luyen-tri-tue-cam-xuc1-e1565187264337.png”
data-event-category=”Image Link” data-event-action=”Click” data-post-id=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/08/ren-luyen-tri-tue-cam-xuc1-e1565187264337.png” src=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/08/ren-luyen-tri-tue-cam-xuc1-e1565187264337.png” alt=”rèn luyện trí tuệ cảm xúc” width=”750″ height=”500″ />
Kiểm soát căng thẳng chỉ là bước đầu tiên để rèn luyện trí tuệ cảm xúc. Khoa học chỉ ra rằng cảm xúc hiện tại của bạn có khả năng được hình thành từ trải nghiệm cuộc sống khi bạn vẫn còn là một đứa trẻ.
Khả năng quản lý những cảm xúc cốt lõi như giận dữ, buồn bã, sợ hãi và vui vẻ thường phụ thuộc vào cảm xúc trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, khi trưởng thành, bạn vẫn có khả năng nhận biết cảm xúc của chính mình và cách chúng ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi. Bạn cần xác định được điểm mạnh, điểm yếu, niềm tin và mong muốn của chính bản thân.
Để rèn luyện trí tuệ cảm xúc, bạn cần kết nối lại với những cảm xúc cốt lõi bên trong mình và trở nên thoải mái với chúng thông qua thực hành chánh niệm có nguồn gốc từ Phật giáo.
Thực hành chánh niệm giúp bạn sống hòa hợp với chính mình và thế giới chung quanh. Bạn sẽ tự nhìn lại mình, quan niệm sống và nhận thức được ý nghĩa của mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống.
3. Quản lý mối quan hệ để rèn trí tuệ cảm xúc
target=”_blank”
href=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/08/ren-luyen-tri-tue-cam-xuc-e1565187345448.png”>
data-event-category=”Image Link” data-event-action=”Click” data-post-id=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/08/ren-luyen-tri-tue-cam-xuc-e1565187345448.png”
data-event-category=”Image Link” data-event-action=”Click” data-post-id=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/08/ren-luyen-tri-tue-cam-xuc-e1565187345448.png” src=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/08/ren-luyen-tri-tue-cam-xuc-e1565187345448.png” alt=”rèn luyện trí tuệ cảm xúc” width=”750″ height=”500″ />
Khả năng làm việc hòa hợp với người khác là cả một quá trình bắt đầu từ những nhận thức về cảm xúc của mình và sự thấu hiểu đối với người khác. Khi nắm bắt được những điều này, bạn sẽ phát triển hiệu quả các kỹ năng cần thiết để xây dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp bền vững.
• Vận dụng giao tiếp phi ngôn ngữ: Giao tiếp phi ngôn ngữ là cách gửi nhận thông điệp trong quá trình giao tiếp thông qua các bộ phận trên cơ thể như cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, giọng điệu… Cách này giúp thông điệp được truyền tải nhanh chóng và cải thiện đáng kể các mối quan hệ.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!