backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Ambivert là gì? Dấu hiệu nhận biết một ambivert chính hiệu

Thông tin kiểm chứng bởi: Đài Trương


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 22/03/2024

Ambivert là gì? Dấu hiệu nhận biết một ambivert chính hiệu

Phần đầu bên này của thước đo là thế giới tĩnh tâm của người hướng nội. Phần đầu bên kia của thước đo là thế giới năng động của người hướng ngoại. Như vậy phần giữa của thước đo là nơi dành cho kiểu người ambivert. Vậy cụ thể ambivert là gì? Sự pha lẫn giữa hai phần tính cách đối lập hướng nội – hướng ngoại đã tạo ra một kiểu người như thế nào?

Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về tính cách độc đáo của một ambivert ngay sau đây!

Ambivert là gì?

Ambivert được hiểu là người có tính cách vừa hướng nội và vừa hướng ngoại. Những cá nhân này cảm thấy thoải mái trong các tình huống tương tác xã hội, giao tiếp đông người nhưng họ cũng thoải mái tận hưởng những khoảng thời gian ở một mình.

Các nghiên cứu về tính cách phát hiện rằng, với người có đặc điểm tính cách của một ambivert, hành vi của họ sẽ thay đổi dựa trên tình huống. Họ thường tỏ ra năng nổ, nhiệt tình, hào hứng với người quen. Ngược lại họ cũng trở nên dè dặt, ngại ngùng, hướng nội với người lạ.

Nguồn gốc của ambivert đến từ đâu?

Thuật ngữ ‘ambiversion’ được phát biểu lần đầu tiên trong cuốn sách nguồn gốc về Tâm lý học xã hội (Tạm dịch từ tên gốc: Source Book for Social Psychology). Tuy nhiên, người đặt nền móng đầu tiên cho thuật ngữ hướng nội (introvert) và hướng nội (extrovert) là do Nhà tâm lý học Carl Jung khởi xướng.

Đặc điểm tính cách của một người ambivert là gì?

Trang chuyên cung cấp thông tin cho những người vừa hướng nội vừa hướng ngoại (ambivert) – Ambivert ORG, đã đưa ra 25 dấu hiệu để nhận biết một ambivert là:

  1. Bạn thích tham gia những sự kiện, buổi tiệc nhưng không nhất thiết phải ở lại đến cuối buổi.
  2. Bạn thỉnh thoảng thích gặp gỡ những người lạ, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
  3. Bạn thích những cuộc trò chuyện vừa đủ chứ không ngồi lê đôi mách nhiều giờ.
  4. Bạn cảm thấy thoải mái kể cả lúc ở một mình hoặc kể cả khi tham gia hoạt động cùng nhóm bạn.
  5. Bạn có thể đi chơi một mình nhưng nếu có thêm vài người bạn thì cũng sẽ vui.
  6. Bạn có khả năng lắng nghe và trình bày tốt.
  7. Bạn cảm thấy thoải mái khi ở trong nhiều nhóm bạn khác nhau.
  8. Bạn giao tiếp với nhiều người, nhưng bạn sẽ luôn có khoảng thời gian riêng tư cho mình.
  9. Sau khi kết thúc những buổi tiệc, bạn chỉ muốn về nhà một mình.
  10. Bạn không ngại bắt chuyện với người lạ nhưng bạn không nhất thiết phải làm vậy.
  11. Bạn có khả năng tham gia tất cả hoạt động nhưng chỉ trong thời gian ngắn.
  12. Người hướng nội sẽ ngại sự chú ý, người hướng ngoại thì thích sự chú ý, còn bạn thì ở giữa.
  13. Bạn là một phần trong đám đông nhưng bạn không hẳn là trung tâm của sự chú ý.
  14. Bạn thích sở hữu cái gì đó riêng tư nhưng cũng không muốn ở một mình.
  15. Bạn có khả năng giữ bình tĩnh trong hầu hết các tình huống.
  16. Người khác thường nhận xét bạn là người bình tĩnh và nhất quán.
  17. Khi được hỏi về bạn, mọi người gần như sẽ nói rằng bạn rất hòa đồng.
  18. Bạn có khả năng đàm phán tốt vì bạn có cả khả năng lắng nghe và trình bày tốt.
  19. Bạn rất dễ dàng để kết bạn, kể cả đó là người bạn mới quen.
  20. Bạn có khả năng điều tiết và điều hòa cảm xúc rất tốt. Vì vậy những lúc bạn tức giận thường sẽ không kéo dài.
  21. Bạn có khuynh hướng giúp đỡ đồng nghiệp và mọi người xung quanh.
  22. Mặc dù bạn có nhiều mối quan hệ xã hội nhưng bạn vẫn thích làm nhiều thứ một mình.
  23. Bạn không phải là người im lặng suốt buổi tiệc cũng không phải là người thích thể hiện, bạn ở giữa.
  24. Bạn bè của bạn thường nhận định rằng bạn là người có lúc hướng ngoại có lúc hướng nội nên đôi khi khó hiểu.
  25. Bạn không bị kiệt sức sau khi nói chuyện với nhiều người.
Ambivert là gì? Đặc điểm tính cách của một ambivert
Đặc điểm tính của một ambivert là có cả phần tính cách hướng nội và phần tính cách hướng ngoại

Điểm mạnh và điểm yếu của một ambivert là gì?

Là một người có tính cách vừa hướng nội và hướng ngoại, bạn có những điểm mạnh riêng và cũng có những điểm yếu riêng.

Lợi thế của người vừa hướng ngoại vừa hướng nội

Khả năng thích ứng cao: Với tính cách có sự pha trộn giữa hướng ngoại và hướng nội, một ambivert chính hiệu có khả năng thích ứng với hầu hết các tình huống xã hội, dù là nơi đông người hay khi ở một mình. Do đó, đặc điểm nổi trội ở ambivert là khả năng thích ứng cao.

Khả năng lãnh đạo nổi bật: Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Harvard Business Review, khi các nhà nghiên cứu thực hiện kiểm tra một chuỗi 57 tiệm bánh pizza ở Mỹ để tìm hiểu xem tính cách người nhà lãnh đạo ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của cửa hàng và khả năng lãnh đạo nhân viên. Kết quả cho thấy, một nhà lãnh đạo có tính cách hướng ngoại có khả năng thúc đẩy gia tăng lợi nhuận cho cửa hàng; một nhà lãnh đạo hướng nội thì được lòng nhân viên tốt hơn nhờ vào khả năng lắng nghe của họ. Qua nghiên cứu này có thể tạm kết luận rằng, một người vừa hướng nội vừa hướng ngoại có thể sẽ được xem là một nhà lãnh đạo tiềm năng.

Tự tạo động lực để đạt mục tiêu: Một phần tính cách hướng nội cho họ khả năng đánh giá chính xác năng lực bản thân và đặt mục tiêu phù hợp. Phần tính cách hướng ngoại còn lại sẽ tạo động lực cho họ theo đuổi mục tiêu đến cùng.

Bất lợi của người vừa hướng ngoại vừa hướng nội

Mặc dù có rất nhiều thuận lợi, nhưng một ambivert cũng gặp phải một số điểm yếu nhất định trong tính cách của mình.

Không có nhiều mối quan hệ thân thiết: Chính vì có quá nhiều mối quan hệ cần giữ, nên một ambivert sẽ ít khi có được những người bạn thật sự thân thiết. Thay vào đó là sự dàn trải đều cho tất cả các mối quan hệ.

Thiếu quyết đoán: Nếu hỏi điểm yếu của một ambivert là gì thì câu trả lời là sự thiếu quyết đoán của họ. Vì sự pha trộn giữa hai tính cách nên họ thường xuyên bị rơi vào trạng thái lưỡng lự do có quá nhiều lựa chọn. Do đó, đây chính là điểm yếu mà một ambivert cần cải thiện.

Có nguy cơ bị kiệt sức: Chính vì thường xuyên có mặt trong nhiều tình huống và hoàn cảnh khác nhau, nên một ambivert sẽ thường phải điều chỉnh cảm xúc và tính cách sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Việc này đòi hỏi họ phải dành ra nhiều sự nỗ lực để thích ứng, chính vì vậy nên họ sẽ dễ bị kiệt sức.

Các câu hỏi thường gặp

Người hướng nội, người hướng ngoại và người hướng trung là gì?

  • Người hướng nội (introvert): Những người thích môi trường yên tĩnh, có xu hướng thích dành thời gian ở một mình và cảm thấy mất năng lượng khi phải tiếp xúc với nhiều người cùng một lúc.
  • Người hướng ngoại (extrovert): Những người năng động, thích giao tiếp, thích tương tác trong các tình huống xã hội.
  • Người hướng trung (ambivert): Còn được gọi là người vừa hướng nội vừa hướng ngoại.

Công việc nào phù hợp với một ambivert?

Theo trang thông tin tuyển dụng toàn cầu tại Mỹ – Indeed*, các chuyên gia nhận định các công việc phù hợp với người có tính cách của một ambivert bao gồm: Diễn viên, giáo viên, cố vấn, quan hệ quốc tế (PR), sales, marketing, làm nghề liên quan đến sáng tạo.

(*) Indeed là một trang giới thiệu việc làm, đăng tin tuyển dụng toàn cầu tại Mỹ. 

Kết luận

Trong quá trình tìm hiểu về ambivert là gì, có lẽ bạn cũng nhận thấy rằng đây không chỉ là một khái niệm trừu tượng về tính cách, mà còn là một góc nhìn thú vị để bạn có thể hiểu thêm về bản thân và mọi người xung quanh nói chung.

Ambivert đại diện cho sự đa dạng và sự linh hoạt trong tính cách, giúp chúng ta hiểu thêm rằng, đôi khi chúng ta không phải lựa chọn giữa hai phía của thước đo tính cách. Thay vào đó chúng ta có thể khai thác được sức mạnh của cả hai bên để hoàn thiện bản thân hơn trong tương lai. 

Bạn có thể quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thông tin kiểm chứng bởi:

Đài Trương


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 22/03/2024

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo