backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Hội chứng Stockholm

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

Hội chứng Stockholm

Tìm hiểu chung

Hội chứng Stockholm là gì?

Hội chứng Stockholm là một tình trạng tâm lý, xảy ra khi một nạn nhân bị bắt cóc phát triển cảm xúc tích cực về kẻ bắt cóc mình. Tên của hội chứng được đặt bởi nhà tội phạm học nổi tiếng Nils Bejerot. Tình trạng này xuất hiện khi một con tin cảm thấy kẻ bắt cóc biểu hiện lòng tốt cho mình.

Tình trạng này lấy tên từ một vụ cướp ngân hàng khét tiếng tại Stockholm, Thụy Điển.

Mức độ phổ biến của hội chứng Stockholm

Có nhiều trường hợp của hội chứng Stockholm được tìm thấy ở những người bị bắt cóc. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Stockholm

Một số triệu chứng được biết đến của hội chứng Stockholm là:

  • Biểu hiện sự ngưỡng mộ của người bị bắt cóc đối với kẻ bắt cóc
  • Chống đối nỗ lực cứu hộ
  • Bảo vệ cho kẻ bắt cóc
  • Cố làm hài lòng kẻ bắt cóc mình
  • Từ chối làm chứng chống lại những kẻ bắt cóc
  • Từ chối chạy trốn khỏi những kẻ bắt cóc

Các triệu chứng của hội chứng Stockholm cũng đã được xác định trong mối quan hệ nô lệ và chủ, trong các trường hợp vợ hoặc chồng dùng vũ lực và các thành viên của các giáo phái phá hoại.

Điều kiện để hội chứng Stockholm xảy ra trong bất kỳ tình huống nào cần biểu hiện ít nhất ba đặc điểm:

  • Một mối quan hệ quyền lực không đồng đều nghiêm trọng, trong đó kẻ giam giữ bắt các tù nhân làm những việc họ có thể và không thể thực hiện.
  • Kẻ giam giữ đe dọa cái chết hoặc thương tích cho tù nhân.
  • Một bản năng tự bảo vệ từ phía tù nhân.

Đặc điểm của hội chứng này là tù nhân tin rằng bản thân không thể thoát khỏi kẻ bắt cóc, do đó để sống sót, họ cần tuân theo các yêu cầu của chúng. Bên cạnh đó, người bị bắt cóc không thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài, vì vậy không một quan điểm nào từ người bên ngoài có thể thâm nhập vào trong tâm trí họ.

Có thể có một số triệu chứng không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại về một triệu chứng, xin vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc bạn có thắc mắc, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ thể của mọi người hoạt động khác nhau. Tốt nhất bạn nên thảo luận với bác sĩ để tìm ra phương án phù hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Stockholm?

Lý do chính xác đằng sau tình trạng tâm lý này rất phức tạp. Qua nhiều năm, các bác sĩ tâm thần và tội phạm học nổi tiếng đã ghi nhận một số yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra hội chứng Stockholm. Tình trạng đặc biệt này xuất hiện khi:

  • Những con tin cảm thấy kẻ bắt cóc cho họ cơ hội sống bằng việc không giết họ. Điều này ngay lập tức làm cho họ nhìn kẻ bắt cóc theo chiều hướng tích cực hơn.
  • Những người bị bắt cóc được những kẻ bắt cóc đối xử một cách thông cảm. Khi những kẻ bắt cóc cung cấp cho các nạn nhân một môi trường sống tốt, các con tin bắt đầu thấy họ được cư xử tốt vì thông thường các nạn nhân cho rằng kẻ bắt cóc sẽ đối xử với họ rất gay gắt.
  • Những người bị giam cầm hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài. Điều này làm cho họ nhận ra quan điểm của kẻ bắt cóc và họ bắt đầu hiểu được những tình huống có thể đã buộc kẻ bắt cóc phạm tội. Do đó, họ cố gắng giúp kẻ bắt cóc và trở nên thông cảm với các nguyên nhân phạm tội của chúng.
  • Những người bị bắt cóc bắt đầu phát triển một kết nối tâm lý hoặc cảm xúc với kẻ bắt cóc họ. Sống với nhau trong nhiều ngày có thể khiến hai người khác nhau gần gũi với nhau và họ có thể bắt đầu chia sẻ những lợi ích chung.
  • Những người bị bắt cóc phát triển một thói quen muốn làm hài lòng kẻ bắt cóc họ. Lúc đầu, đây là một điều bức thiết và những người bị bắt cóc buộc phải đứng về phía kẻ bắt cóc mình để thoát khỏi các cách cư xử khắc nghiệt hay thậm chí bị giết. Nhưng khi điều này trở thành một thói quen, nó tiếp tục tồn tại cho dù không còn đe dọa nào.
  • Những người bị bắt cóc phát triển một trạng thái phụ thuộc vào kẻ bắt cóc. Điều này xảy ra khi những người bị bắt cóc không có người thân để quay lại. Trong trường hợp kẻ bắt cóc đã giết người thân của mình, nạn nhân cảm thấy bất lực và cần được cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn. Điều này trở thành một nhu cầu cần thiết ngay cả khi không còn mối đe dọa từ phía kẻ bắt cóc.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng Stockholm?

Bạn vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Stockholm?

Hội chứng Stockholm thường được coi là một tình trạng phát triển từ sự căng thẳng cực đoan và sợ hãi. Việc chữa trị hiệu quả nhất là được tư vấn bởi bác sĩ tâm thần cùng với tình yêu và sự ủng hộ của các thành viên trong gia đình. Với sự hỗ trợ tận tình, hướng dẫn chuyên môn và sự kiên nhẫn, hội chứng Stockholm có thể được chữa khỏi sau một thời gian.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng Stockholm?

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo