- Cứ 4 sinh viên sẽ có 1 người bị bệnh lý tâm thần kinh, bao gồm trầm cảm;
- 44 % sinh viên có triệu chứng trầm cảm;
- 75 % sinh viên có ý định chữa trị bệnh lý tâm thần kinh của mình;
- Tự tử là nguyên nhân đứng hàng thứ 3 gây ra cái chết của sinh viên;
- Tỉ lệ người trẻ được chẩn đoán mắc trầm cảm có ý định tự tử cao gấp 5 lần người lớn;
- 19 % người trẻ tìm cách tự tử hàng năm;
- 4 trong số 5 sinh viên tìm cách tự tử cho thấy dấu hiệu cảnh báo về bệnh của họ một cách rõ rệt.
Nguy cơ sinh viên bị trầm cảm
Một nghiên cứu gần đây cho thấy thế hệ sinh viên những năm gần đây có nguy cơ cao bị lo âu và trầm cảm. Nguyên nhân là các sinh viên chưa chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống sinh viên, với vấn đề tiền bạc và cơ hội việc làm giảm đi.
Ngoài ra, những sinh viên bị trầm cảm có nguy cơ cao gặp những vấn đề như lạm dụng các chất hóa học. Thực tế, có hơn 2/3 những người trẻ lạm dụng các chất hóa học có thể bị bệnh tâm thần như trầm cảm.
Bên cạnh đó, sinh viên bị bệnh trầm cảm thường uống nhiều bia rượu quá mức, hút cần sa, và thực hiện những hành vi mạo hiểm về giới tính để đối mặt với nỗi đau về mặt cảm xúc so với bạn bè cùng tuổi không bị trầm cảm.
Sinh viên thường bị trầm cảm bởi chuyện yêu đương
Chia tay thường dẫn tới bệnh trầm cảm và điều này đặc biệt đúng đối với những bạn gái. Trong đó, những sinh viên nữ cảm thấy kiệt sức, suy nghĩ nhiều về việc tạo một mối quan hệ mới lâu bền, và có tỉ lệ buồn, lo âu và những cảm xúc tiêu cực khác cao hơn các bạn nam.
Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị trầm cảm xuất phát từ việc chia tay bao gồm những suy nghĩ bị làm phiền, khó kiểm soát cảm xúc, và khó ngủ. Theo thống kê, có 43 % sinh viên mất ngủ trong nhiều tháng sau khi chia tay và đa phần những sinh viên này mệt mỏi, kiệt sức sau khi chia tay bởi vì cảm giác bị bỏ mặc, cảm thấy bị phản bội.
Vấn đề tự tử ở sinh viên
Ngày nay, tự tử là nguyên nhân thứ ba gây ra cái chết của nhiều người trẻ trong độ tuổi 15 đến 24. Tỉ lệ đàn ông trẻ chết do tự tử cao gấp 5 lần phụ nữ, mặc dù sinh viên nữ thường xuyên tìm cách tự tử nhiều hơn.