Mục tiêu không phải là không cảm thấy buồn, mà là hiểu điều gì gây ra nỗi buồn để học hỏi và trưởng thành từ nó.
Thử phương pháp tiếp cận 3-N
Khi muốn tìm cách kiềm chế cảm xúc buồn, bạn có thể áp dụng quy trình ba bước:
- Bước 1: Notice – Để ý/ chú ý: xác định cảm giác của bạn khi bạn có cảm xúc nhất định.
- Bước 2: Name – Đặt tên: có nghĩa là gọi tên cho cảm giác buồn bã của bạn. Phương pháp này giúp kiềm chế cảm xúc đúng cách và giảm bớt nỗi buồn tự phát.
- Bước 3: Normalize – Bình thường hóa: bạn có thể thực hiện điều này bằng cách kết nối với những người khác. Đồng thời bạn cũng có thể dành thời gian nghe kể chuyện, đọc sách hoặc xem TV,…
Nhìn về quá khứ và tương lai
Khi bạn cảm thấy buồn và muốn khóc, bạn có thể nhìn về quá khứ để nhớ lại cách kiềm chế cảm xúc trong nghịch cảnh tương tự. Hoặc bạn có thể suy ngẫm về cảm giác của mình sau này khi bạn tiếp tục cuộc sống trong tương lai.
Cho phép bản thân được nghỉ ngơi
Đôi khi cách kiềm chế cảm xúc tốt nhất là tạm thời dành thời gian để tập trung lại. Nghỉ ngơi không phải là sự trốn tránh mà là bạn cần một chút thời gian để hạ nhiệt trước khi quay trở lại với những cảm xúc khó khăn.
Một nghiên cứu tâm lý vào năm 2007 cho thấy sự phân tâm có thể là một chiến lược điều chỉnh cảm xúc hiệu quả, ngay cả khi được thực hiện một thời gian sau một sự việc đau buồn.
Việc nghỉ ngơi sẽ giúp bạn giảm bớt cường độ của nỗi buồn, kiềm chế được nước mắt. Sau đó khi quay trở lại vấn đề, bạn sẽ có nhiều góc nhìn hơn để quản lý và kiềm chế cảm xúc đúng cách.

Thử quy tắc 20 giây
Để xây dựng khả năng đối mặt với nỗi buồn, thay vì cảm thấy bị nó xâm chiếm, bạn nên tập hướng về cảm giác đó trong 20 giây, sau đó quay trở lại với hoạt động thường ngày của bạn.
Cách kiềm chế cảm xúc khi yêu dành cho các cặp đôi
Các cảm xúc tiêu cực thường gặp trong tình yêu bao gồm: ghen tuông, giận dỗi, lo lắng, sầu muộn, khó chịu, thất vọng, bi quan,… Tuy nhiên các trạng thái cảm xúc kể trên không hẳn là tiêu cực hoàn toàn trong tình yêu. Chúng có thể giúp cặp đôi hiểu hơn về cách cư xử và tình cảm dành cho nhau.
Hãy bày tỏ để được thấu hiểu chứ không tranh luận để thắng
Một trong những cách kiềm chế cảm xúc khi cãi vã là tạm dừng trước khi phản ứng, hít một hơi và đếm đến 10.
Cả hai bạn nên cùng nhau bình tĩnh tìm ra những việc cần làm tiếp theo để giải quyết mâu thuẫn dẫn đến cảm xúc tiêu cực hiện tại.
Ví dụ, bạn có thể nói, “Em cần anh nhắn tin cho em khi đi chơi về muộn, em thực sự rất lo lắng khi không nhận được tin tức gì từ anh.” Hoặc, “Anh nghĩ chúng ta nên chia đều các công việc nhà cùng nhau, anh không muốn em quá vất vả. “
Đàn ông cần được lắng nghe và phụ nữ muốn được nhường nhịn. Hạ thấp giọng xuống một tí, bày tỏ cho người đối diện biết tín hiệu bạn muốn lắng nghe họ vì bạn cũng có nhu cầu được họ lắng nghe nhé!
Nhìn nhận lại lỗi của mình và chấp nhận đối phương
Không thể phủ nhận rằng câu chuyện nào cũng có hai mặt. Không ai là hoàn hảo, kể cả bạn và bạn cần chấp nhận rằng đối phương cũng có thể phạm sai lầm. Điều này có thể giúp bạn duy trì một mối quan hệ thỏa mãn.
Cách kiềm chế cảm xúc khi cãi vã đó là bạn nên cởi mở với quan điểm của đối phương và tôn trọng họ. Một khi bạn có cả hai mặt của câu chuyện, việc hiểu rõ hơn sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Không nên bỏ đi đột ngột
Khi cả hai đang xung đột mà bạn lại quay lưng đi một cách đột ngột, điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy tổn thương và họ không được tôn trọng.
Ví dụ, khi bạn nhận ra cuộc nói chuyện đang đi vào ngõ cụt và không nên tiếp tục tranh cãi, cách kiềm chế cảm xúc đó là nói nhẹ nhàng và dứt khoát rằng: “Hiện tại cả hai đang không đủ bình tĩnh, ngày mai chúng ta sẽ quay lại và giải quyết vấn đề này cùng nhau sau”.
Trong trường hợp sau khi bạn nói vậy mà đối phương vẫn không ngừng, hãy từ tốn nhắc lại một lần nữa rồi mới bỏ đi nhé.
Dù sau này cả hai bạn có giải quyết mâu thuẫn hay không, trong lòng đối phương đã có sẵn một sự tổn thương nếu bạn bỏ đi đột ngột khi cô ấy/anh ấy đang tức giận.
Dành cho nhau thời gian để suy nghĩ
Khi bạn bắt đầu chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình, bạn sẽ có thể kiểm soát các vấn đề tức giận. Do đó, bạn hãy cho bản thân những khoảng nghỉ ngắn khi bạn bị căng thẳng.
Khi sự việc trở nên căng thẳng, bạn và đối phương nên dành một chút thời gian để hiểu chính xác lý do tại sao cảm thấy tức giận và cách cả hai có thể khắc phục nó.

Không giữ sự tức giận và tiêu cực trong lòng
Giữ sự tức giận sẽ làm tổn thương cả hai bạn về lâu dài. Nếu bạn đã giải quyết được tình huống và cả hai đều cảm thấy hài lòng với kết quả, hãy cố gắng không giữ bất kỳ sự oán giận nào.
Khi một cuộc tranh luận đã được giải quyết, cố gắng không khơi lại nó trong bất kỳ sự bất đồng nào nữa.
Một số tình huống khó khăn đến mức họ phải mất nhiều thời gian để chấp nhận. Nếu bạn không chắc mình có thể tha thứ cho người bạn đời của mình, có lẽ đã đến lúc bạn tìm đến sự tư vấn của những người xung quanh và chuyên gia sức khỏe tâm lý – tâm thần.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách kiềm chế cảm xúc bản thân và biết cách quản lý chúng hiệu quả trong các tình huống.
Cảm xúc thực ra không xấu, nó chỉ báo hiệu cho bạn về vấn đề bạn cần giải quyết. Hãy lắng nghe cảm xúc của mình, không đồng nhất mình với cảm xúc để có cách kiềm chế hiệu quả. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân để cùng theo dõi bạn nhé.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!