
Điều trị rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên
Mục đích điều trị rối loạn căng thẳng cấp tính là làm giảm nhẹ các triệu chứng bất an và cải thiện chứng mất ngủ cho người bệnh. Các phương pháp thường được bác sĩ áp dụng bao gồm: nói chuyện trị liệu, dùng thuốc và liệu pháp thay thế.
Nói chuyện trị liệu
Phương pháp này được các bác sĩ sử dụng do mang lại hiệu quả cao. Theo đó, bác sĩ sẽ xây dựng những buổi trò chuyện định kỳ với người bệnh. Nói chuyện trị liệu có khả năng giúp cho các thiếu niên bị căng thẳng cấp tính thư giãn, từ đó buông bỏ các suy nghĩ tiêu cực.
Sự sợ hãi, lo lắng cũng sẽ giảm dần qua các buổi nói chuyện với bác sĩ. Bên cạnh lời nói, bác sĩ tâm thần cũng có thể sử dụng những hình ảnh để giúp bệnh nhân cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Sau đó, họ có thể giải quyết các cảm xúc của mình một cách bình thường.
Theo Healthine, bệnh rối loạn căng thẳng cấp tính là tiền thân của rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Nếu các triệu chứng không được điều trị thì sẽ trở nên nặng nề hơn. Chúng làm trì hoãn sự phát triển về mọi mặt của bệnh nhân.
Thuốc
Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ sẽ kết hợp tâm lý trị liệu và thuốc uống trong việc điều trị các phản ứng căng thẳng cấp tính ở thiếu niên. Hiện nay, có nhiều loại thuốc có khả năng giảm bớt các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh như lo lắng thái quá, trầm cảm… Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyến cáo bệnh nhân dùng thuốc như một phương pháp chữa bệnh độc lập.
Rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên liên quan đến chấn thương về mặt tâm lý. Vì vậy, thuốc uống chỉ có thể hỗ trợ chứ không giải quyết được tổn thương như nói chuyện trị liệu. Để tránh tình trạng lạm dụng thuốc, bác sĩ sẽ kê toa trong thời gian ngắn sau đó loại bỏ dần dần từng loại thuốc.
Liệu pháp thay thế
Hiện nay, y học đã có nhiều phương pháp điều trị thay thế mang lại kết quả khả quan. Phổ biến nhất là liệu pháp thôi miên và liệu pháp tiếp xúc. Tất cả các liệu pháp thay thế đều phải kết hợp với tâm lý trị liệu và thuốc uống. Chúng giúp giải quyết nỗi sợ hãi của bệnh nhân một cách có ý thức (thuật thôi miên) và tiềm thức (liệu pháp tiếp xúc).
Mục đích của các liệu pháp là giúp thiếu niên có thể tự mình vượt qua được những ký ức đau buồn. Những buổi trị liệu ban đầu thường rất khó khăn nhưng điều quan trọng là người bệnh phải đối mặt với chấn thương, thay vì lẩn tránh nó.

Những việc bạn cần làm cho người bị rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên
Vượt qua chứng rối loạn căng thẳng cấp tính ở độ tuổi nhạy cảm này không phải là chuyện đơn giản. Chính vì vậy, thân nhân của người bệnh cần thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ họ. Cụ thể qua những việc làm như sau:
Tạo niềm tin về sự quan tâm
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân tuổi thiếu niên dễ cảm thấy cô đơn và sợ hãi. Do vậy, sự hiện diện của những người thân có vai trò rất quan trọng. Hãy cho người bệnh biết chúng không chiến đấu với căn bệnh đó một mình. Quan tâm người bệnh nhiều hơn, nói cho chúng biết bạn luôn sẵn sàng có mặt bất cứ khi nào chúng cần.
Khuyến khích bệnh nhân tham gia các hoạt động ngoài trời
Rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên có thể dẫn đến bệnh trầm cảm và chứng cô lập xã hội. Bạn có thể giúp người thân của mình ngăn ngừa các triệu chứng nguy hiểm này bằng cách khuyến khích họ tham gia các hoạt động ngoài trời. Các hoạt động thể chất cùng ánh nắng mặt trời có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Đồng hành trong quá trình điều trị
Giúp bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn uống, các hoạt động thể chất là điều mà bạn nên làm. Quá trình điều trị ở người bệnh tuổi thiếu niên hay gặp khó khăn do sự nuông chiều bản thân của chúng. Vì vậy, bạn hãy là người nhắc nhở chúng về trách nhiệm đối với bản thân và tầm quan trọng của việc điều trị.
Rối loạn căng thẳng cấp tính thiếu niên có thể gây ra nhiều hậu quả lâu dài. Vì vậy, bệnh cần được phát hiện sớm để nâng cao hiệu quả điều trị.