Nhiều người phải đứng trước đám đông khi biểu diễn, thuyết trình hay chủ trì một cuộc họp. Việc lo lắng do nhận được nhiều sự chú ý là rất bình thường. Nhưng nếu nỗi sợ hãi quá lớn đến nỗi không có sự huấn luyện hay luyện tập nào giảm bớt được nó, bạn có thể bị một dạng rối loạn lo âu xã hội (còn gọi là ám ảnh sợ xã hội).
Những người mắc chứng lo âu xã hội có xu hướng lo lắng trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, dẫn đến không thể đứng trước đám đông. Hoặc nếu họ xoay sở để vượt qua được thì sau đó thường có xu hướng khó chịu và tự dằn vặt bản thân trong một thời gian dài mỗi khi suy nghĩ về thời điểm đó.
Ngại giao tiếp
Rối loạn lo âu xã hội không phải lúc nào cũng liên quan đến việc nói chuyện trước đám đông hoặc là trung tâm của sự chú ý. Sự lo lắng thậm chí có thể xuất hiện hàng ngày trong các cuộc nói chuyện bình thường hoặc ăn, uống trước mặt một số ít người.
Trong các tình huống này, những người mắc chứng rối loạn lo âu sẽ có xu hướng cảm thấy như mọi con mắt đang nhìn họ và thường cảm thấy đỏ mặt, run rẩy, buồn nôn, toát mồ hôi hoặc khó nói chuyện. Những triệu chứng này gây khó khăn cho việc gặp gỡ người mới, duy trì mối quan hệ và thăng tiến trong công việc của bạn.
Hoảng loạn
Các cơn hoảng loạn rất đáng sợ. Khi bạn hoảng loạn, cảm giác sợ hãi và bất lực sẽ đột ngột đến và kéo dài trong vài phút, kèm theo là các triệu chứng như khó thở, tim đập mạnh hoặc đau nhói, đổ mồ hôi tay, tê liệt, chóng mặt, đau ngực, đau dạ dày, cảm thấy nóng hoặc lạnh.
Không phải tất cả những người bị cơn hoảng loạn đều mắc chứng rối loạn lo âu, nhưng nếu gặp chúng thường xuyên, có lẽ bạn đã mắc chứng rối loạn hoảng sợ. Những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ thường sống trong sợ hãi và lo lắng về cơn hoảng loạn tiếp theo sẽ xảy ra.
Hồi tưởng
Thường xuyên hồi tưởng về những sự kiện đau buồn như bị tai nạn hay người thân đã mất là một dấu hiệu của chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
Một số người mắc chứng lo âu cũng có những hồi tưởng giống như PTSD. Chẳng hạn như hồi tưởng lại những lần bị chế giễu, châm chọc, bị la mắng, trách móc hay nói xấu.
Cầu toàn
Người bị ám ảnh và có xu hướng tôn thờ “chủ nghĩa hoàn hảo” thường đi đôi với rối loạn lo âu. Bạn sẽ liên tục phán xét bản thân hoặc luôn lo lắng, dự đoán những sai lầm do mình gây ra.
Cầu toàn đặc biệt phổ biến trong rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). OCD cũng được xem là một dạng rối loạn lo âu. Khi bị OCD, người bệnh thường tự ép bản thân đạt đến sự hoàn hảo nhất. Ví dụ, bạn sẽ không ra khỏi nhà nếu gương mặt chưa được trang điểm thật đẹp, hoặc khi gặp phải một lỗi nhỏ, bạn sẽ xóa hết và bắt đầu lại từ đầu.
Nghi ngờ bản thân
Luôn nghi ngờ bản thân là một trong những đặc điểm phổ biến của chứng rối loạn lo âu. Bạn thường xoay quanh một số câu hỏi như: “Tôi có làm được hay không?”, “Nếu tôi là gay thì sao?”, “Tôi có yêu chồng nhiều như anh ấy yêu tôi không?”… Người bệnh không chắc chắn câu trả lời và sẽ biến nó thành nỗi ám ảnh.
Mất kiên nhẫn
Một trong những triệu chứng đầu tiên của rối loạn lo âu là không thể kiên nhẫn hay tha thứ cho người khác. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp sẽ phải gánh chịu cơn thịnh nộ của bạn. Tuy nhiên, sau cùng thì chính bạn mới là người bị cảm xúc của mình giày vò nhiều nhất.
Cân nặng giảm sút
Sự thay đổi trong khẩu vị ăn uống chính là tín hiệu cho thấy con người bạn, cả thể xác, tinh thần và cảm xúc đang thay đổi. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, nó sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại và một số người bắt đầu tăng cân rất nhanh. Trong khi đó, nhiều người khác lại giảm cân đáng kể nếu quá lo lắng.
Đứng ngồi không yên
Không thể ngồi yên một chỗ là dấu hiệu rõ ràng của việc bạn đang bị căng thẳng, rối loạn lo âu. Bạn nói nhiều, liên tục vò đầu bứt tai, xoa tay, đi đi lại lại hay đầu óc rối bời bởi rất nhiều suy nghĩ…
Thi thoảng, tâm trí là kẻ thù đáng sợ nhất. Bởi lẽ, khi mang tâm trạng lo lắng và bản thân không thể tự thư giãn bằng việc đọc một cuốn sách, đi dạo hay nghe nhạc thì chứng tỏ rằng, nỗi sợ và lo âu đang bao trùm toàn bộ tâm trí bạn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!