backup og meta

8 tác hại của stress đến sắc đẹp, làm sao để khắc phục?

8 tác hại của stress đến sắc đẹp, làm sao để khắc phục?

Dưới đây là 8 dấu hiệu chỉ ra tác hại của stress cho sắc đẹp của bạn. Và quan trọng hơn hết, Hello Bacsi sẽ giúp bạn biết 8 cách có thể thực hiện để giảm thiểu những tác động này.

Có một sự thật là các tác hại của stress gây ra rất nhiều ảnh hưởng kinh khủng đến làn da của chúng ta. Khi đối mặt với các ảnh hưởng của căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra cortisol – một loại nội tiết tố giúp chống lại và kiểm soát tình trạng căng thẳng. Hàm lượng cortisol tăng cao đột ngột có thể gây ra huyết áp cao, rối loạn quá trình trao đổi chất và làm tăng phản ứng viêm của cơ thể, gây tắc nghẽn các lỗ chân lông, khiến da trở nên kém mịn màng, nhanh lão hóa.

Hơn nữa, khi nhan sắc bị ảnh hưởng, một số người có thể bị stress nặng hơn, gây ra một vòng luẩn quẩn không hồi kết.

8 dấu hiệu thể hiện rõ nhất các tác hại của stress lên da

Dấu hiệu 1: Stress khiến da sạm màu

Tác hại của stress khiến da sạm màu

Sau một thời gian dài mất ngủ, bạn nhận thấy làn da trắng trẻo khi xưa bỗng chốc trở nên xỉn màu và kém xinh? Điều này xảy ra là do tác hại của stress gây nên. Stress gây ra tình trạng thiếu ngủ và đây chính là một trong những nguyên nhân khiến da trở nên sạm màu.

Thiếu ngủ ảnh hưởng tới chức năng bảo vệ tự nhiên của da, làm da bị khô và làm tăng tình trạng da nhạy cảm. Từ đó, lớp biểu bì trở nên suy yếu và ảnh hưởng đến chức năng của hàng rào bảo vệ da. Điều này đặc biệt xảy ra khi da phải tiếp xúc với hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường như hiện nay.

Để hạn chế các tác hại trên, bạn cần bảo vệ da khỏi bụi bẩn, tia UV… bằng cách thoa kem chống nắng và mặc quần áo bảo vệ da khi ra đường.

Dấu hiệu 2: Stress khiến da xuất hiện nhiều nếp nhăn và vết chân chim

Stress khiến da xuất hiện nhiều nếp nhăn và vết chân chim

Khi rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức, lượng cortisol trong cơ thể tăng cao đột ngột, khiến huyết áp cao, rối loạn quá trình trao đổi chất, tăng cân. Từ đó, gây tổn hại đến cấu trúc sợi collagen và elastin, nhân tố cấu thành nên làn da mềm mại và đàn hồi. Ngoài ra, sự căng thẳng cơ bắp cũng dẫn đến tình trạng nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn.

Để xóa bỏ nếp nhăn, vết chân chim trên da, bạn nên thực hiện các động tác yoga cho mặt. An toàn cho cơ thể và không tốn chi phí như việc tiêm botox, phương pháp này vẫn mang lại kết quả tương tự cho da. Do đó, chỉ cần chăm chỉ thực hiện mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy yoga cho da mặt chính là liệu pháp xứng đáng.

Thông qua các kỹ thuật massage áp dụng lên khu vực như trán, lông mày và xương hàm dưới, các bài tập này có thể chống nếp nhăn xuất hiện, từ đó mang lại cho bạn làn da mềm mại, đàn hồi. Massage mặt bằng cây lăn bằng ngọc được làm lạnh sẽ kích hoạt hệ thống bạch huyết, làm giảm tình trạng sưng phồng và sự xuất hiện của các tổn thương trên da do stress.

Dấu hiệu 3: Stress khiến các tổn thương trên da lâu lành

Tác hại của stress khiến các tổn thương trên da lâu lành

Khi đối mặt với căng thẳng nghiêm trọng, lớp biểu bì da có thể nhanh chóng trở nên suy yếu, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và chịu ảnh hưởng từ các mầm bệnh từ môi trường. Điều này cũng làm chậm khả năng chữa lành vết thương tự nhiên của làn da.

Để khôi phục hàng rào bảo vệ da, bạn có thể lựa chọn kem dưỡng ẩm chứa glycerin và hyaluronic acid. Bên cạnh đó, tiêu thụ các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa cũng mang lại những tác dụng tương tự.

Ngoài việc giữ làn da ngậm nước từ bên trong (nhờ việc hấp thụ nước), bạn tập trung sử dụng các sản phẩm có gốc kẽm, sal (hoa sala) và dầu hạt lanh. Những thành phần này có khả năng giữ ẩm cho làn da và chữa lành vết thương.

Dấu hiệu 4: Stress khiến da tiết nhiều dầu và bị mụn trứng cá

Stress làm tóc rụng nhiều và móng tay dễ gãy

Khoa học đã phát hiện ra rằng căng thẳng có mối quan hệ mật thiết với mụn trứng cá, đặc biệt là đối với phụ nữ. Stress khiến cơ thể giải phóng nhiều nội tiết tố androgen và cortisol từ tuyến thượng thận, từ đó làm tăng tiết dầu trên da, dẫn đến mụn.

May mắn thay các loại thuốc bôi cũng có tác dụng trị mụn trứng cá. Thành phần chính trong các sản phẩm trị mụn trứng cá được yêu thích nhất chính là một phiên bản của BHA, được gọi là salicylic acid. Loại hóa chất tan trong dầu này có khả năng thâm nhập vào lỗ chân lông, sau đó làm sạch và khiến lỗ chân lông thông thoáng.

Tuy nhiên, sử dụng salicylic acid quá liều có thể làm khô da và thậm chí gây kích ứng da trong quá trình trị mụn. Vì vậy, chỉ nên thoa sản phẩm trị mụn lên khu vực bị mụn trứng cá để không làm tổn hại đến những vùng da lân cận.

Dấu hiệu 4: Stress làm da mỏng hơn và dễ tổn thương hơn

Tác hại của stress làm da mỏng hơn và dễ tổn thương hơn

Cortisol là loại nội tiết tố vô cùng quan trọng giúp chống stress, tăng cường miễn dịch và chống dị ứng. Tuy nhiên, nó lại có thể làm tăng huyết áp, đường huyết và là nguyên nhân gây nên sự phân hủy protein, có thể khiến da trở nên mỏng như giấy, cũng như dễ bị bầm tím và trầy xước.

Nếu da bạn thuộc dạng rất mỏng, dễ bị bầm, dễ trầy xước dù chỉ với tác động nhỏ thì khả năng là mức độ cortisol của bạn đang tăng cao bất thường để chống lại stress. Ngoài ra, bạn sẽ thấy những vết thương bình thường có thể mất gấp đôi thời gian để lành, thay vì chỉ mất vài ngày.

Trong một số trường hợp, có thể dùng thuốc để giúp cơ thể kiểm soát mức độ cortisol trong máu.

Dấu hiệu 6: Stress làm tóc rụng nhiều và móng tay dễ gãy

Stress làm tóc rụng nhiều và móng tay dễ gãy

Khi bạn bị stress nặng, cơ thể sẽ sản sinh ra các nội tiết tố và cortisol, gây ra phản ứng “chống trả hoặc bỏ chạy”. Tác hại của stress kéo dài chính là khiến bệnh rụng tóc trở nên trầm trọng hơn. Cường độ áp lực lớn khiến nang tóc – bộ phận nhận chất dinh dưỡng để nuôi tóc không thể phát triển. Kết quả là tóc rụng nhiều và khó mọc tóc mới, thậm chí một số khu vực như đỉnh đầu có thể bị trọc.

Căng thẳng sẽ khiến hormone cơ thể bị mất cân bằng, các dưỡng chất không phân bố đầy đủ đến các cơ quan. Từ đó, móng tay sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, gây ra tình trạng gãy móng. Ngoài ra, việc cắn móng tay thường xuyên còn có thể gây ra những vết xước và làm biến dạng móng vĩnh viễn.

Để khắc phục tình trạng trên, bạn nên tránh tắm nước nóng để không làm da và da đầu bị hư tổn; tập luyện thường xuyên và áp dụng một chế độ ăn cân bằng với các loại trái cây và rau quả.

Dấu hiệu 7: Stress làm quầng thâm “gấu trúc” và bọng mắt xuất hiện

Tác hại của stress làm quầng thâm “gấu trúc

Một trong những tác hại của stress chính là khả năng gây nên tình trạng khó hấp thu các dưỡng chất nuôi dưỡng làn da như vitamin C, E, làm vùng da dưới mắt mất đi sự đàn hồi.

Ngoài ra, căng thẳng và mệt mỏi là những nguyên nhân làm máu không được lưu thông, do đó da không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và oxy. Từ đó, da trở nên khô, thiếu sức sống, nhanh lão hóa, hình thành quầng thâm ở dưới mắt.

Hãy sử dụng thêm bộ khuyếch tán tinh dầu, máy tạo tiếng ồn trắng để dễ ngủ hay dễ dàng nhất chính là tránh xa màn hình máy tính, điện thoại và tivi hoàn toàn trong khoảng thời gian hai giờ trước khi ngủ. Chăm sóc da vùng mắt cũng là điều rất quan trọng.

Dấu hiệu 8: Stress khiến bạn mắc các bệnh viêm da

Stress khiến bạn mắc các bệnh viêm da

Các bệnh như: nổi mề đay, vẩy nến, eczema, viêm da, rosacea… thường là kết quả của tình trạng viêm da. Nhưng các nghiên cứu cũng cho thấy rằng khi não của bạn bị quá tải và căng thẳng kéo dài, nó có thể gây ra sự rối loạn cân bằng vi khuẩn đường ruột, làm tổn hại đến khả năng đề kháng của làn da.

Nói cách khác, tác hại của stress chính là làm cho da gặp nhiều khó khăn để tự điều chỉnh và giữ cân bằng. Vì vậy, không có gì lạ khi bạn sẽ gặp nhiều vấn đề vì đã trải qua một tuần không ngủ hoặc sau khi tham gia vào một cuộc tranh cãi dữ dội.

7 cách làm giảm các tác hại của stress đến sắc đẹp

Có nhiều cách đơn giản để giảm tác hại của các dạng stress mà bạn có thể thực hiện tại nhà:

1. Thực hiện các bài tập thể dục

Các bài tập điển hình gồm: tập chạy nhanh, hít thở sâu, bơi lội, nhảy… Việc hít thở sâu sẽ làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp, từ đó đảo ngược tác động của stress. Bên cạnh đó, tập thể dục giúp làm giảm căng thẳng và lo âu bằng cách giúp não bộ sản sinh ra các hormone endorphin gây phấn chấn. Nó còn giúp cơ thể rèn luyện để đương đầu với stress.

2. Tập yoga hoặc thiền

Tập yoga hoặc thiền làm giảm các tác hại của stress

Yoga và thiền giúp kiểm soát được căng thẳng. Một vài phút thiền mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm lo lắng. Thiền định thay đổi đường dẫn truyền thần kinh trong não, làm bạn kiên cường hơn trước stress.

3. Ngủ đủ giấc mỗi ngày

Đây là điều cần thiết để hạn chế cortisol. Thời gian ngủ cũng là lúc làn da thực hiện sản sinh tế bào mới và kích hoạt cơ chế tự sửa chữa những tổn thương. Hãy đảm bảo rằng bạn ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày để loại bỏ các dấu hiệu stress.

4. Thực hiện các động tác xoa bóp

Thực hiện các động tác xoa bóp để ngăn ngừa tác hại của stress

Những động tác này giúp làm máu huyết lưu thông dễ dàng, cơ thể được thư giãn.

5. Làm bản thân được vui vẻ và thỏa mãn

Bằng cách thực hiện những điều bạn yêu thích hoặc đã mong muốn từ lâu như: du lịch, mua sắm, gặp gỡ bạn bè, xem phim, chơi game… để quên đi những bức xúc trong lòng. Theo những nhà nghiên cứu tại Đại học East Carolina ở Greenville (Bắc Carolina), chơi game không bạo lực giúp giải tỏa căng thẳng và lên tinh thần. Cảm giác sảng khoái khi làm điều mình thích sẽ giúp bạn quên đi lo âu.

6. Cười sảng khoái

Cười sảng khoái làm giảm các tác hại của stress

Cười giúp bạn làm giảm lượng cortisol và làm tăng lượng endorphin trong não, khiến bạn cảm thấy vui vẻ. Điều nay còn giúp máu lưu thông lên não nhiều hơn và tăng cường chức năng hô hấp.

7. Lựa chọn thực phẩm tốt cho cơ thể

Tránh sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn nhân tạo và chất tạo độ ngọt. Chọn trái cây thay vì đường nhân tạo, dầu ô liu thay vì bơ thực vật và cá thay vì thịt đỏ. Đường sau khi được tiêu hóa sẽ tạo liên kết với collagen, gọi là quá trình glycation. Việc mất đi collagen sẽ khiến da bạn dễ nhăn hơn.

Bạn hãy nhớ chăm sóc cho bản thân và cho làn da của bạn. Đây là một trong những cách tuy chậm nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn giành lại quyền kiểm soát cho bản thân và đối phó với stress hiệu quả.

Thảo My/HELLO BACSI

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Altemus M, et al. (2001). Stress-induced changes in skin barrier function in healthy women.

ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11511309

Ngày truy cập 23/10/2019

The Mind-Skin Connection

https://www.webmd.com/beauty/features/effects-of-stress-on-your-skin#1

Ngày truy cập 23/10/2019

Effects of Stress on Your Skin

https://www.webmd.com/beauty/the-effects-of-stress-on-your-skin

Ngày truy cập 23/10/2019

American Academy of Dermatology. (2007). Feeling stressed? How your skin, hair and nails can show it [Press release].

sciencedaily.com/releases/2007/11/071109194053.htm

Ngày truy cập 23/10/2019

Phiên bản hiện tại

20/02/2020

Tác giả: Thảo My

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Hello Bacsi | Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) - nỗi lo của phụ huynh

Hello Bacsi | 7 cách thú vị giúp bạn giảm căng thẳng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thảo My · Ngày cập nhật: 20/02/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo