backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

3

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Người hay nói chuyện một mình có bình thường?

Thông tin kiểm chứng bởi: Đài Trương


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 21/07/2022

Người hay nói chuyện một mình có bình thường?

Nhiều người có thói quen nói chuyện một mình và băn khoăn không biết như vậy có bình thường không? Nếu đôi khi bạn tự nói chuyện với chính mình, đừng lo lắng, không phải mỗi bạn mà nhiều người cũng thường hay nói chuyện một mình. Bởi đây là hiện tượng bình thường và xảy ra khá phổ biến hiện nay.

Vậy người hay nói chuyện một mình có bình thường không? Cùng tìm hiểu!

Người hay nói chuyện một mình có bình thường không?

Nói chuyện một mình là bệnh gì?


Thực ra hoàn toàn bình thường khi bạn hay nói chuyện một mình. Bởi chính bản thân bạn là người đồng hành trong mọi hành trình, mọi công việc của bạn. Chính vì vậy, người lý tưởng để bạn nói chuyện trong khi làm việc trong suốt nhiều thử thách của cuộc sống chính là bản thân mình.
[engage-subot id="1070"]

Tự nói chuyện cũng là phương pháp xây dựng động lực bên trong một cách lành mạnh, cũng như đó là lúc giúp bạn phân tích vấn đề hoặc tình huống khó khăn rõ ràng nhất. 

Việc thực hành nói chuyện với chính mình được biểu hiện qua nhiều hình thức như: độc thoại nội tâm (đối thoại bên trong suy nghĩ) và độc thoại qua lời nói.

Vì vậy, bạn có thể ngồi lại và xử lý mọi thứ thông qua một cuộc trò chuyện nội tâm với chính mình, gọi là tự vấn. Việc dành thời gian để tự nói chuyện có thể giúp giảm sự lo lắng, tăng cường lòng tự trọng và tăng năng suất trong công việc.

>>> Tham khảo thêm: Trầm cảm cười: Nỗi buồn ẩn sau nụ cười

5 lợi ích khi nói chuyện một mình

ợi ích khi nói chuyện một mình

Có thể bạn sẽ bất ngờ với những tác dụng của việc nói chuyện một mình mang lại, bao gồm: 

Tư duy phản biện (Critical thinking)

Bạn có từng bắt đầu câu hỏi với chính mình như: “Mình nên làm những việc gì để hoàn thành to-do list danh sách công việc cần làm hôm nay?” Kiểu tự nói chuyện một mình này có thể giúp bạn nhìn lại tình huống và sắp xếp lại mọi suy nghĩ đang rối của mình, từ đó có thể lập kế hoạch và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tiến lên.

Hay chỉ với những câu hỏi bắt đầu bằng tại sao:

“Tại sao mình muốn nhận công việc này?”

“Tại sao mình cảm giác chán công việc này?”

Những câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm ra lý do và động lực để tiếp tục làm việc và hoàn thành đạt mục tiêu mình mong muốn.

>>> Xem thêm: Người trầm cảm có tự khỏi được không?

Tăng sự sự tập trung

Một cuộc trò chuyện nội tâm sẽ có sự tham gia của não bộ. Điều này khiến bạn chú ý và tập trung cao độ hơn những điều diễn ra xung quanh. Chính vì vậy, tự nói chuyện một mình có thể là một công cụ cải thiện sự tập trung trong quá trình làm việc và xử lý tình huống.

Nói chuyện một mình giúp bạn giảm căng thẳng

Cuộc trò chuyện với chính mình có thể bắt đầu bằng câu: “Hít thở sâu. Hít vào, thở ra và rồi mọi chuyện cũng sẽ ổn thôi”

Cuộc độc thoại nội tâm giúp bạn điều chỉnh cảm xúc khi bạn vừa trải qua một ngày tồi tệ và mệt mỏi. Những lời tự động viên chính mình sẽ là niềm an ủi lớn giúp bạn tự vượt qua khó khăn và căng thẳng

Tăng động lực

Bạn có từng tự nói với chính mình kiểu như: “Chạy thêm 5 phút nữa thôi là mình về đích rồi, mình sẽ làm được!”Hãy gửi cho bản thân một vài lời động viên khuyến khích để xây dựng sự tự tin trước khi thực hiện một nhiệm vụ đầy thách thức nào đó. 

Các nghiên cứu cho thấy chính nói chuyện một mình có thể giúp các vận động viên tăng hiệu suất trong các cuộc chạy đua

Sự phản chiếu (reflection)

Nói chuyện với chính mình có thể là một cách hữu ích để bạn suy ngẫm về những điều đang xảy ra trong cuộc sống của bạn. 

Nhiều lúc công việc, học tập quá bận khiến bạn bị cuốn vào nhịp sống hối hả mà quên mất mình đang làm gì và vì sao mình làm nó.


Việc phản chiếu qua nói chuyện một mình giúp bạn có thể nhìn mọi thứ theo cách rõ ràng hơn và hợp lý hơn. Từ đó biết mình đang đi tới đâu, ở mức độ nào, mình có vui với những gì mình đang có và đang làm.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách nói chuyện với người trầm cảm: 9 điều giúp họ vượt qua khó khăn

Cách nói chuyện một mình để cải thiện sức khỏe tinh thần

Nói chuyện một mình

Nói những lời tích cực

Nói chuyện tiêu cực với chính mình là bạn đang gây khó khăn và áp lực lên chính mình. Thay vào đó, hãy cố gắng đưa ra những tuyên bố tích cực nhưng thực tế giúp bạn tư duy lạc quan hơn. Ví dụ như bạn có thể nói: “công việc này thật khó nhưng mình vẫn đang quá trình học hỏi. Mình cứ tiếp tục, và mình đang trở nên tốt hơn mỗi ngày.”

Tự vấn và đặt câu hỏi

Liên tục đặt câu hỏi cho bản thân: hãy bắt đầu với câu hỏi tại sao, và sau đó về nguy ngẫm những gì bạn đã học được. Điều này sẽ giúp bạn củng cố thông tin và cải thiện trí nhớ dài hạn cho chính mình 

Thiền khi nói chuyện một mình

Thiền là bạn thực sự chú ý và lắng nghe những gì bạn đang nói. Mặc dù đôi khi bạn có thể chỉ đơn giản thuật lại những gì đang xảy ra một cách ý thức mà không thực sự chú ý đến nội dung của lời nói đó. Hãy lắng nghe và suy nghĩ thêm về đoạn hội thoại ấy để tăng sự tự nhận thức hơn (self-awareness) cho bản thân

Nói chuyện với ngôi thứ 3

Nói chuyện một mình

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi ai đó nói chuyện với chính họ ở ngôi thứ ba, họ có thể điều chỉnh cảm xúc của chính họ tốt hơn. Điều này có thể đặc biệt hữu ích nếu bạn đang đối phó với những cảm giác khó chịu hoặc trong tình trạng căng thẳng.

Ngoài ra, nói chuyện một mình ở ngôi thứ ba có thể giúp bạn đánh giá mọi việc một cách khách quan hơn, gần như là bạn đang quan sát bằng suy nghĩ của người khác thay vì của chính mình.

Rõ ràng nói chuyện một mình hoàn toàn bình thường và mang lại nhiều lợi ích cho bản thân. Tuy nhiên bạn cần lưu ý tới hoàn cảnh xung quanh và thời điểm phù hợp. Bạn có thể nói chuyện khi đi xe, đi bộ một mình, lúc ở nhà,..Nhưng sẽ không phù hợp nếu bạn đang ở trên thang máy đông đúc. Hãy chọn thời điểm phù hợp để nhìn nhận reflect bản thân và mọi chuyện xung quanh.

>>> Đọc thêm: 14 điều nên và không nên làm khi giúp người bị trầm cảm

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáo nói chuyện một mình có bình thường không và những cách nói chuyện một mình để cải thiện sức khoẻ tinh thần và phát triển bản thân!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thông tin kiểm chứng bởi:

Đài Trương


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 21/07/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo